Không đồng ý hợp thức hóa phần đất lưu không. Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại đất đai.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Em có 1 số vấn đề liên quan đến
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về “đất lưu không”. Tuy nhiên, có thể hiểu “đất lưu không” là đất thuộc hành lang giao thông, công trình công cộng. Đó là phần đất có quy hoạch làm đất để phục vụ cho công trình công cộng, giao thông, thủy lợi, điện,.. mà Nhà nước chưa sử dụng đến.
Diện tích đất đó người dân có thể tạm thời sử dụng nhưng khi nhà nước thu hồi thì không được đền bù. Như vậy, có thể thấy phần đất lưu không này không thuộc quyền sử dụng của chủ thể nào mà đây là phần đất công cộng. Bạn chỉ có quyền sử dụng khi nhà nước chưa có kế hoạch để sử dụng phần đất này. Tuy nhiên, khi bạn đang sử dụng phần đất này mà Nhà nước có kế hoạch thu hồi để thực hiện các hoạt động xây dựng các công trình công cộng khác thì bạn phải trả lại phần đất đó và không được bồi thường.
Theo như thông tin bạn cung cấp thì cán bộ công chức phường bạn cư trú có hành vi là yêu cầu các hộ gia đình mua lại phần đất này trong khi đây là phần đất công cộng không thuộc sở hữu của riêng một chủ thể nào.
Vì vậy, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn cần viết đơn tố cáo hành vi của cơ quan, tổ chức đã ra yêu cầu mua đất này. Bởi căn cứ Điều 205 Luật đất đai 2013 có quy định như sau:
“Giải quyết tố cáo về đất đai:
1. Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
2. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.”
Căn cứ tại khoản 2,3 Điều 2 Luật tố cáo 2011 quy định như sau:
“Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.”
>>> Luật sư tư vấn tính chất pháp lý của phần đất lưu không: 1900.6568
Thẩm quyền giải quyết tố cáo quy định tại Điều 12 Luật tố cáo 2011 như sau:
“1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giải quyết.
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.
2. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức do người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức bị tố cáo phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan giải quyết.
3. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tội phạm do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.”
Vậy bạn cần viết đơn tố cáo cán bộ đã ra quyết định yêu cầu mua đất đến chủ thể có thẩm quyền. Nếu người đã ra quyết định là chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã thì chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện là người có thẩm quyền giải quyết.
Bạn có quyền gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để được giải quyết trong thời gian sớm nhất, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mình.