Hiện nay, người lao động sau khi nghỉ việc thường băn khoan về việc có thể tự mình đi chốt sổ bảo hiểm xã hội được hay không? Trong trường hợp nghỉ không có quyết định thôi việc có đủ hồ sơ để chốt sổ bảo hiểm xã hội hay không?
Mục lục bài viết
1. Không có giấy quyết định thôi việc có chốt được sổ Bảo hiểm xã hội?
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt
Và tại Điều 48
– Hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày trong các trường hợp sau đây:
+ Cá nhân chấm dứt hoạt động không phải là người sử dụng lao động;
+ Có sự thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế của người sử dụng lao động;
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã tiến hành chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản;
+ Các sự kiện bất khả kháng như do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
– Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán.
– Ngoài ra, người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
+ Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và trả lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
+ Nếu người lao động có yêu cầu cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động thì công ty phải tiến hành cung cấp và chịu chi phí sao, gửi tài liệu.
Như vậy, trách nhiệm chốt sổ BHXH thuộc về người sử dụng lao động chứ không phải là người lao động. Do đó, người lao động không thể tự đi chốt sổ BHXH. người lao động cần liên hệ với công ty cũ để thực hiện thủ tục này cho người lao động, người lao động không thể tự mình đi chốt sổ BHXH và hồ sơ chốt sổ BHXH không cần có quyết định thôi việc.
2. Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội:
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, người sử dụng lao động thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội theo trình tự dưới đây:
Bước 1: Báo giảm lao động
Trước khi thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động cần thực hiện thủ tục báo giảm lao động.
– Theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, hồ sơ báo giảm lao động gồm:
+ Tờ khai điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
+ Tờ khai đơn vị điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
+ Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS);
+ Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS);
+ Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng của người lao động (01 bản/người);
– Người sử dụng lao động gửi hồ sơ báo giảm lao động trực tiếp tới cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người sử dụng lao động tham gia hoặc gửi qua đường bưu điện.
– Sau khi báo giảm BHXH thành công, có thể tiến hành làm hồ sơ chốt sổ BHXH.
Bước 2: Chốt sổ bảo hiểm xã hội
– Theo Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH, hồ sơ làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm gồm:
+ Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS);
+ Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Mẫu D02-TS).
+ Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
+ Sổ bảo hiểm xã hội
+ Các tờ rời bảo hiểm xã hội.
+
+ Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng của người lao động(01 bản/người);
– Người sử dụng lao động tiến hành nộp hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người sử dụng lao động tham gia hoặc nộp qua đường bưu điện.
Như vậy, thủ tục chốt sổ BHXH sẽ do công ty thực hiện, người lao động không thể tự mình đi chốt sổ BHXH.
3. Xử lý trường hợp không chốt sổ BHXH:
Một trong những trách nhiệm của doanh nghiệp là đóng bảo hiểm xã hội và trích từ tiền lương hằng tháng của người lao động để đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Thế nhưng, hiện nay có không ít trường hợp người sử dụng lao động cố tình giữ lại sổ bảo hiểm xã hội không tiến hành chốt sổ bảo hiểm theo thời gian quy định. Trong khi đó, sổ bảo hiểm xã hội là giấy tờ quan trọng khi người lao động làm hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, do đó, việc chốt sổ chậm có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi hưởng bảo hiểm của người lao động.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì người sử dụng lao động không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên đây áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm, còn mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân nêu trên.
Như vậy, nếu công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, công ty sẽ bị xử phạt hành chính từ 2 triệu đồng đến 40 triệu đồng, tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm theo quy định nêu trên.
4. Người lao động cần làm gì khi công ty không chốt sổ bảo hiểm xã hội?
Theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Do đó, trường hợp công ty không thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động có thể liên hệ công ty và yêu cầu công ty chốt sổ bảo hiểm xã hội cho mình.
Nếu công ty vẫn không thực hiện chốt sổ bảo hiểm xã hội theo quy định thì người lao động có thể gửi đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết. Cụ thể:
Căn cứ Điều 15
– Giải quyết khiếu nại lần đầu: Người sử dụng lao động có thẩm quyền đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại.
– Giải quyết khiếu nại lần hai: Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.
Như vậy, trong trường hợp công ty không chịu trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, người lao động có thể trực tiếp tới ban lãnh đạo công ty yêu cầu giải quyết, nếu công ty không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng, người lao động có thể gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính.
5. Quyền lợi khi tham gia BHXH:
Khi tham gia bảo hiểm xã hội, NLĐ sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
– Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật BHXH.
– Được cấp và quản lý sổ BHXH và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện;
– Hưởng một số quyền lợi về bảo hiểm y tế và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng BHXH khi đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
– Được công ty, người sử dụng lao động cung cấp các thông tin về đóng BHXH theo định kỳ.
– Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện BHXH theo quy định pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật bảo hiểm xã hội 2014;
–
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.