Trên thực tế không phải trường hợp nào cũng được áp dụng thời hiệu khởi kiện trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Vậy không áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai khi nào?
Mục lục bài viết
1. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai khi nào?
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xã hội tồn tại ở bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào. Ở nước ta thì tranh chấp đất đai gây ra nhiều hệ quả tiêu cực như phá vỡ mối quan hệ đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình, họ hàng hoặc trong nội bộ nhân dân gây mất ổn định xã hội và gây nhiều nguy cơ rối loạn ổn định chính trị. Hơn nữa tranh chấp đất đai khiến cho quá trình sử dụng đất bị đình đốn sản xuất do các bên tranh chấp mất thời gian và mất tiền bạc công sức vào quá trình khiếu kiện. Vì vậy giải quyết tranh chấp đất đai là một chế định quan trọng của pháp
Vì vậy thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai cũng được nhiều người quan tâm và đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhiều người hiện nay đặt ra câu hỏi: Không áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai trong những trường hợp nào? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai. Hiện nay có nhiều dạng tranh chấp khác nhau nhưng điển hình nhất đó là tranh chấp về quyền sử dụng đất và tranh chấp về ranh giới của các bất động sản liền kề. Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai chính là thời hạn để các chủ thể được quyền khởi kiện yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tiến hành thủ tục giải quyết vụ án dân sự về tranh chấp đất đai để có thể bảo vệ tốt nhất quyền lợi hợp pháp của mình khi nhận thấy quyền lợi đó bị xâm phạm bởi các chủ thể khác. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ tranh chấp đất đai thì nhà nước hiện nay cũng đã ban hành nhiều chính sách quy định cụ thể về thời hiệu khởi kiện tranh chấp để có thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời và công bằng. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào cũng được áp dụng thời hiệu khởi kiện. Hay nói cách khác, cũng có những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai, cụ thể như sau:
Pháp luật hiện nay có quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp nói chung hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 184 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể như sau:
– Thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự theo quy định của pháp luật sẽ được thực hiện theo Bộ luật dân sự năm 2015;
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án chỉ tiến hành hoạt động áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu của các bên phải được đưa ra trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật;
– Những đối tượng được xác định là người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu theo quy định của pháp luật sẽ có quyền từ chối việc áp dụng thời hiệu, trừ những trường hợp việc từ chối đó nhầm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba.
Dẫn chiếu quy định trên của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 sang Điều 155 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định. Thời hiệu khởi kiện sẽ không áp dụng trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Thời hiệu khởi kiện sẽ không áp dụng trong trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản;
– Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu;
– Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai;
– Không áp dụng thời hiệu đối với những trường hợp khác do văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định.
Như vậy thì có thể nói, khác với những tranh chấp khác, pháp luật dân sự hiện nay không quy định về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai. Điều này có nghĩa là tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào thì các đường sự đều có thể khởi kiện vụ việc ra tòa án để giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Khi nào áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai ?
Theo như phân tích nêu trên thì có thể thấy, trong trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật căn cứ tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện sẽ không được áp dụng trong trường hợp phát sinh tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất. Và hiểu một cách đơn giản thì dù cho tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất đã xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong quá khứ thì pháp luật vẫn cho phép các bên khởi kiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành thủ tục xác định xem ai là người có quyền sử dụng đất thực sự trên thực tế. Vì vậy tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất sẽ được xác định là một trong những tranh chấp không áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định của pháp luật nêu trên. Bên cạnh đó, trong trường hợp tranh chấp khác liên quan đến đất đai thì vẫn sẽ áp dụng về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai. Và ở đây cần phải phân biệt rõ ràng giữa tranh chấp đất đai với tranh chấp liên quan đến đất đai. Theo đó thì có thể nói nếu như các đường sự xảy ra tranh chấp với nhau về việc thừa kế quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp về quá trình chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, hoặc những tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký kết giữa các bên dựa trên nguyên tắc tự nguyện thỏa thuận, thì những tranh chấp này sẽ được hiểu là những tranh chấp có liên quan đến đất đai. Và căn cứ theo quy định tại Điều 429 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì có thể nói đối với những tranh chấp đất đai phát sinh từ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp đất đai phát sinh từ hợp đồng thuê đất, tranh chấp đất đai phát sinh từ quá trình chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất … thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp giữa các bên sẽ được xác định là 03 năm được tính kể từ ngày người coi kiến biết hoặc phải biết về quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm. Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 623 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì đối với những tranh chấp có liên quan đến quyền thừa kế quyền sử dụng đất, thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án chia thừa kế được xác định là 30 năm, thời hiệu để yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của người khác sẽ được xác định là 10 năm, thời hiệu yêu cầu những đối tượng được xác định là người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại sẽ được xác định là 03 năm được tính kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai:
Pháp luật hiện nay cũng có những quy định cụ thể về các mốc thời gian không tính vào thời điểm khởi kiện tranh chấp nói chung và khởi kiện tranh chấp đất đai nói riêng căn cứ theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó thì thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự nói chung và thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai nói riêng là khoảng thời gian xảy ra trong các sự kiện cơ bản sau:
– Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chúng ta có quyền khởi kiện tranh chấp đất đai hoặc có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai không thể khởi kiện hoặc không thể yêu cầu trong phạm vi thời hiệu theo quy định của pháp luật;
– Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện hoặc người có quyền yêu cầu được xác định là những đối tượng chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự, những đối tượng được xác định là có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Những đối tượng được xác định là người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp, người đại diện của họ chết nếu đó là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại nếu đó là pháp nhân, hoặc người đại diện vì lý do chính đáng mà đã không thể tiếp tục thực hiện hoạt động đại diện đó cho các đối tượng nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
–