Trong quá trình tính tiền thuế thu nhập cá nhân phải nộp, trước tiên cần phải xác định được các khoản thu nhập chịu thuế. Vậy các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân bao gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Khoản phụ cấp, trợ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư
– Trợ cấp ưu đãi hàng tháng, phụ cấp ưu đãi hàng tháng, trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng;
– Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với những đối tượng tham gia kháng chiến, những đối tượng tham gia vào quá trình bảo vệ tổ quốc, thực hiện các nhiệm vụ quốc tế, Nam thanh niên xung phong đã hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ;
– Phụ cấp quốc phòng, phụ cấp an ninh và các khoản trợ cấp khác đối với lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam;
– Phụ cấp làm việc trong môi trường độc hại đối với những ngành nghề và công việc có nơi làm việc chữa được yếu tố độc hại và nguy hiểm, hoặc đặc biệt độc hại và nguy hiểm;
– Phụ cấp thu hút việc làm, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật về chuyển đổi cơ cấu;
– Trợ cấp cho những trường hợp khó khăn đột xuất, trợ cấp cho chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp, trợ cấp một lần khi người lao động sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi, bức cưởng
– Trợ cấp đối với những trường hợp được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;
– Phụ cấp phục vụ đối với các đối tượng được xác định là lãnh đạo cấp cao theo quy định của pháp luật;
– Trợ cấp một lần đối với các cá nhân khi thực hiện thủ tục điều chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với các cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật, gặp nhiều khó khăn trong quá trình công tác. Trợ cấp khi thực hiện thủ tục chuyển vùng một lần đối với những người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoặc người Việt Nam đi làm việc trên lãnh thổ của nước ngoài, hoặc người Việt Nam cư trú dài hạn trên lãnh thổ của nước ngoài này trở về Việt Nam làm việc căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính (sửa đổi tại Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính);
– Phụ cấp đối với các nhân viên y tế hoạt động tại thôn, bản;
– Các phụ cấp đặc thù ngành nghề khác.
Theo đó, trên đây là toàn bộ các khoản phụ cấp, trợ cấp không tính thuế thu nhập cá nhân.
2. Các khoản chi khác không tính thuế thu nhập cá nhân:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư
Thứ nhất, khoản chi cho văn phòng phẩm, chi phục vụ cho hoạt động công tác phí, điện thoại và trang phục của nhân viên. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (sửa đổi tại Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính), có quy định về mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, bao gồm một số trường hợp sau:
– Đối với các cán bộ và công chức, những người làm việc trong cơ quan hành chính sự nghiệp, trong cơ quan của đảng, cơ quan đoàn thể, hội hoặc hiệp hội, thì mức khoán chi sẽ được áp dụng theo hướng dẫn của Bộ tài chính;
– Đối với những người lao động làm việc và công tác trong các tổ chức kinh doanh, trong các văn phòng đại diện, thì mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Đối với những người lao động làm việc và công tác trong các tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài đặt trên lãnh thổ của Việt Nam, thì mức khoán chi sẽ được thực hiện theo quy định của các tổ chức/văn phòng đại diện của các tổ chức nước ngoài đó.
Thứ hai, khoản tiền ăn trưa và ăn giữa ca. Theo quy định của pháp luật, các khoản tiền ăn giữa ca, tiền ăn trưa cho người sử dụng lao động tổ chức dưới hình thức trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn cho người lao động sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế. Đối với người sử dụng lao động, doanh nghiệp không tổ chức nấu ăn thì mức tiền chi cho ăn trưa, ăn giữa ca của người lao động sẽ không được vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.
Thứ ba, các khoản chi cho hội viên và các khoản dịch vụ khác. Trong đó bao gồm các dịch vụ như chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí thể thao, thẩm mỹ, câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật … phục vụ cho người lao động. Bên cạnh đó còn có thể kể đến các khoản tiền xe đưa đón cán bộ nhân viên và người lao động. Theo đó, các khoản chi về phương tiện phục vụ cho hoạt động đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại thì sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo quy chế của các đơn vị.
Thứ tư, chi trả hộ tiền học nghề và đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động. Đối với các khoản chi trả hộ tiền học nghề và đào tạo nâng cao trình độ cho người lao động, giúp cho người lao động đó có trình độ phù hợp với công việc chuyên môn và nghiệp vụ, phù hợp với kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì cũng sẽ không tính vào thu nhập của người lao động, không tính vào căn cứ chịu thuế thu nhập cá nhân.
3. Thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024:
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ hạn tính thuế theo năm. Cụ thể như sau:
– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 03 được tính kể từ ngày kết thúc năm dương lịch, hoặc kể từ ngày kết thúc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với các hồ sơ khai thuế năm;
– Chậm nhất được xác định là ngày cuối cùng của tháng thứ 04 được tính kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên thì thời hạn quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong năm 2024 sẽ được xác định cụ thể như sau:
– Chậm nhất được xác định là ngày 31/03/2024 đối với hồ sơ quyết toán thuế năm;
– Chậm nhất được xác định là ngày 04/05/2024 đối với các hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của các cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động quyết toán thuế, do ngày 30/04/2024 được xác định là ngày nghỉ lễ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế 2019;
– Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân;
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư