Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm phải làm như thế nào? Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm phải làm như thế nào? Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin phép luật sư cho em hỏi. Hiện tại em đang vay tiền của ngân hàng A(tạm gọi như vậy) theo hình thức trả góp nhưng thời gian vừa qua ngân hàng A gửi cho ngân hàng B một thông báo là em bị quá hạn với số tiền là 1500000đ. Khi em gọi cho ngân hàng A hỏi về việc bị quá hạn đó từ đâu mà có thì nhân viên của ngân hàng A bảo là không có bất cứ một khoản nợ nào của em bị quá hạn cả. Sau đó em đề nghị ngân hàng A giải thích về thông báo gửi cho ngân hàng B thì ngân hàng A bảo là không biết và em có gửi email hình ảnh chụp lại thông báo đó khi ngân hàng A nhận được Email của em thì họ bảo là không biết. Vậy cho em hỏi như vậy có bị coi là xúc phạm đến danh dự và uy tín của người khác không. Nếu em khởi kiện thì có được không và thủ tục khởi kiện là như thế nào. Xin luật sư giải đáp giúp em. Em xin cảm ơn luật sư. ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật dân sự 2005 về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín:
"Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ."
Hành vi của ngân hàng A có thể coi là xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bạn. Dù trong trường hợp này có xảy ra nhầm lẫn hay vì lý do nào khác thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ quyền nhân thân của mình như: tự mình cải chính, yêu cầu cơ quan vi phạm phải cải chính thông tin và công khai xin lỗi, hoặc yêu cầu cơ quan đó phải bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra. Cụ thể quy định tại Điều 25, Điều 604 Bộ luật dân dự 2005:
"Điều 25. Bảo vệ quyền nhân thân
Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
1. Tự mình cải chính;
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạ"m hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại."
"Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, trong trường hợp này, nếu chưa có thiệt hại xảy ra thì bạn khó có thể khởi kiện đòi ngân hàng A bồi thường thiệt hại mà nên sử dụng biện pháp yêu cầu ngân hàng A cải chính thông tin và xin lỗi. Nếu muốn khởi kiện đòi bồi thường, bạn phải chứng minh được có thiệt hại trên thực tế xảy ra do hành vi của ngân hàng A trực tiếp gây ra cho bạn. Về thủ tục khởi kiện thì bạn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm: đơn khởi kiên, tài liệu chứng minh đơn khởi kiện là có cơ sở, CMTND và hộ khẩu thường trú, sau đó nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn đang cư trú. Nếu Tòa án xem xét hồ sơ thấy có đủ căn cứ sẽ tiến hành thụ lý hồ sơ cho bạn, nếu không đủ căn cứ Tòa án sẽ ra quyết định trả hồ sơ.