Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Tư vấn pháp luật

Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt theo Bộ luật hình sự

  • 29/04/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    29/04/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là gì? Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt tiếng Anh là gì? Quy định pháp luật về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt? Trách nhiệm khác khi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt?

      Khi mỗi cá nhân chết đi, thì họ vẫn được pháp luật bảo vệ về sự nguyên vẹn về thi thể của họ, và mồ mả, hài cốt của họ cũng được pháp luật bảo vệ. Khi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt ngoài việc bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật dân sự thì những người thực hiện hành vi xâm phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt theo quy định của Bộ luật Hình sự,

      1. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là gì?

      Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định thực hiện hành vi xâm phạm đến thi thể, mồ mả, hài cốt.

      2. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt tiếng Anh là gì?

      Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt tiếng Anh là: “Infringement upon human bodies, graves, or remains”.

      3. Quy định pháp luật về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

      Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội phạm này như sau:

      “Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

      1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

      Xem thêm: Mức hình phạt tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015

      a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

      b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;

      c) Vì động cơ đê hèn;

      d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.”

      Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

      Chủ thể của tội phạm này là người một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi phù hợp với yêu cầu của xã hội.

      Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự quy định:

      “1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

      Xem thêm: Cách tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 2015

      2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

      Như vậy thì chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

      Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm

      Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là tội xâm phạm đến trật tự, an toàn đối với thi thể, phần mộ và hài cốt của người đã chết và thông qua đó đã xâm phạm đến phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam.

      Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm

       Hành vi khách quan: Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau đây:

      Đào, phá mồ mả là hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng mồ mả, làm cho mồ mả không còn nguyên vẹn như trước. Hành vi đào, phá mồ mả được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau và với những động cơ, mục đích khác nhau như: để lấy những đồ vật quý hiếm mà thân nhân người quá cố cho vào quan tài chôn cùng với người quá cố; để trả thù thân nhân người quá cố; để che giấu hành vi phạm tội… Tuy nhiên, nếu hành vi đào, phá mồ mả, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội  không đáng kể thì không coi là hành vi phạm tội như: đào mộ để bắt chuột, bắt rắn; đập phá một vài họa tiết trang trí trên mộ…

      Chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ là hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ thường đi kèm với hành vi đào, phá mồ mả (đào phá mồ mả để chiếm đoạt những đồ vật để trong quan tài), nhưng cũng có trường hợp  người phạm tội không đào, phá mồ mả nhưng vẫn chiếm đoạt được những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ như: lợi dụng việc đổi mộ (bốc hài cốt) đã chiếm đoạt đồ trang sức chôn theo người chết; lấy các đồ vật có giá trị để trên mộ (bát hương, lọ hoa, di ảnh…)

      Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 bộ luật hình sự

      Các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt: Ngoài hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ thì các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt cũng được coi là hành vi phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt. Hành vi khác nói ở đây là bất cứ hành vi nào mà xâm phạm đến thi thể, mồ mả, hài cốt như: đánh tráo thi thể, lấy các bộ phận của thi thể, đánh tráo hoặc chiếm đoạt hài cốt, chia sẻ hài cốt. v.v…

      Hậu quả: Hậu quả của hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cứ xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt cũng bị coi là hành vi phạm tội mà chỉ những hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến thi thể, mồ mả, hài cốt mới bị coi là hành vi phạm tội.

      Khi xác định hành vi phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt cần chú ý đến phong tục, tập quán, truyền thống của từng địa phương, từng dân tộc để xác định hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt đã nghiêm trọng tới mức cần truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, vì trong lĩnh vực này là vấn đề nhạy cảm, không phải cứ truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi xâm phạm mới có tác dụng giáo dục, phòng ngừa tội phạm mà việc truy cứu trách nhiệm hình sự còn phải căn cứ vào phong tục, tập quán, đời sống tâm linh của những người thân của người quá cố.

      Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

      Người phạm tội thực hiện hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là do cố ý, tức họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. (Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015)

      Cấu thành tăng nặng của tội phạm

      Cấu thành tăng nặng của tội xâm phạm thi thể, mồ mả được quy định tại khoản 2 của điều luật này, đó chính là

      Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội được hiểu là  hành vi của một cá nhân, pháp nhân làm ảnh hưởng, đe dọa, hoặc phá vỡ trật tự, kỷ cương của xã hội, người dân, khu dân cư hoặc một cộng đồng dân cư hoang mang, lo sợ, phẫn nộ,…hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, làm ảnh hưởng, đe dọa đến trật tự xã hội hoặc xâm phạm đến những giá trị xã hội, chuẩn mực đạo đức được mọi người tôn trọng, thừa nhận và tuân thủ.

      Xem thêm: Hành vi xâm phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh

      Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa  tức người phạm tội đã chuyển dịch trái phép các di vật, cổ vật, … có giá trị quan trọng đối với lịch sử, văn hóa

      Vì động cơ đê hèn, thì tham khảo quy định Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT- TANDTC- VKSNDTC- BCA- BQP thì “vì động cơ đê hèn” được hiểu là  trường hợp phạm tội với động cơ đê tiện, thấp hèn, ích kỷ, thể hiện sự bội bạc, phản trắc, hèn nhát. Người phạm tội nhằm mục đích trả thù, hoặc để khống chế nạn nhân và gia đình, người thân của nạn nhân phục vụ cho mưu đồ của mình.

      Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt là trường hợp người phạm tội thực hiện xâm phạm dịch chuyển bộ phận thi thể, hài cốt của người đã khuất.

      Hình phạt của tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

      Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (Khoản 1)

      Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm với trường hợp phạm tội mà gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;; chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa; vì động cơ đê hèn; hoặc chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

      4. Trách nhiệm khác khi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

      Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, thì khi xâm phạm mồ mả thì phải chịu trách nhiệm bồi thường như sau:

      Xem thêm: Quy định về các tội xâm phạm nhân phẩm danh dự của con người

      “Điều 607. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

      1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.

      2. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

      3. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

      Như vậy, người phạm tội phải bồi thường những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại như những chi phí về mua nguyên vật liệu, thuê thợ xây,… đề khôi phục lại hiện trạng ban đầu của ngôi mộ và bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng người chết.  Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

        Xem thêm: Có quy định về đất mồ mả hay không?

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Bộ luật hình sự

        Hài cốt

        Mồ mả

        Xâm phạm

        Xâm phạm thi thể


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Có được xây mồ mả trong đất ruộng vườn, đất ở khu dân cư?

        Hiện nay nhiều ngôi mộ, mồ mả được xây dựng không theo quy hoạch, xuất hiện ở khắp các cánh đồng, khu vườn. Thậm chí một số nơi mồ mả còn được xây dựng tại đất ở khu dân cư với mục đích người chết vẫn được ở bên người thân của mình. Vậy việc xây dựng mồ mả trong đất ruộng vườn, đất ở khu dân cư thì có vi phạm pháp luật không?

        Các quốc gia, vùng lãnh thổ nào đã bãi bỏ hình phạt tử hình?

        Các quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự? Quan điểm xóa bỏ hình phạt tử hình và duy trì hình phạt tử hình? Việt Nam có nên xóa bỏ hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự không?

        Intellectual property là gì? Thế nào là xâm phạm quyền SHTT?

        Intellectual property là gì? Thế nào là xâm phạm quyền SHTT? Các biện pháp áp dụng xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

        Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự? Nhiệm vụ quan trọng nhất của luật hình sự?

        Nhiệm vụ của Bộ luật hình sự là gì? Nhiệm vụ (chức năng) của Bộ luật hình sự Việt Nam? Nhiệm vụ nào là quan trọng nhất?

        Chế định đồng phạm theo Bộ luật hình sự qua các thời kỳ

        Chế định đồng phạm theo Bộ luật hình sự qua các thời kỳ: Bộ luật hình sự năm 1985; Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009; Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

        Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm theo Bộ luật hình sự 2015

        Trách nhiệm hình sự trong trường hợp đồng phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015? Trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm?

        Điều khoản không xâm phạm là gì? Đặc điểm Điều khoản không xâm phạm

        Điều khoản không xâm phạm là gì? Đặc điểm của điều khoản không xâm phạm? Sử dụng điều khoản không xâm phạm?

        Đe dọa giết người là gì? Tội đe dọa giết người theo Bộ luật hình sự?

        Đe dọa giết người là gì? Tội đe dọa giết người theo Bộ luật hình sự? Các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người? Ví dụ về tội đe dọa giết người theo quy định của pháp luật hiện hành?

        Hình phạt tù là gì? Hình phạt tù và cách tính hình phạt tù theo Bộ luật hình sự?

        Hình phạt tù là gì? Khung hình phạt tù? Cách tính hình phạt tù khi tổng hợp hình phạt?

        Cướp giật tài sản là gì? Tội cướp giật tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự?

        Cướp giật tài sản là gì? Tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự? Các yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản? Phân biệt giữa tội công nhiên chiếm đoạt tài sản và tội cướp giật tài sản?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ