Tạm ứng tiền lương được Bộ luật lao động quy định nhằm mục đích chủ yếu là giúp người lao động kịp thời khắc phục những khó khăn gặp phải trong cuộc sống, trong thời gian nghỉ việc hoặc phải nghỉ việc không có tiền lương. Pháp luật quy định những trường hợp nào người lao động được tạm ứng tiền lương?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về tạm ứng tiền lương:
Theo quy định tại Điều 101, Điều 128
“Điều 101. Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.”
“Điều 128. Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.”
2. Khi nào người lao động được tạm ứng tiền lương?
Như vậy, đối chiếu theo các văn bản pháp luật hiện hành thì người lao động được tạm ứng lương trong các trường hợp sau:
– Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán mà công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng;
– Người lao động được tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương, trừ trường hợp đi tham gia nghĩa vụ quân sự.
– Người lao động nghỉ hàng năm được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ;
– Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không quá 90 ngày.
– Người lao động được tạm ứng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Khi người lao động gặp khó khăn, cần một khoản tiền để đảm bảo chi tiêu các khoản sinh hoạt cá nhân. Việc tạm ứng tiền lương cho người lao động nhằm mục đích hỗ trợ người lao động vượt qua thời gian khó khăn này. Theo đó, tạm ứng tiền lương chỉ được áp dụng khi người lao động rơi vào những trường hợp được tạm ứng tiền lương hoặc theo sự thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động. Ngoài ra, người lao động phải đáp ứng một số điều kiện kèm theo theo đúng quy định của pháp luật về lao động.
3. Người lao động được tạm ứng bao nhiêu?
a) Tạm ứng tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận.
Theo khoản 1 Điều 101 Bộ luật lao động 2019, người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận.
Việc tạm ứng tiền lương diễn ra phần lớn là từ sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Việc tạm ứng tiền lương được Bộ luật lao động 2019 quy định nhằm mục đích chủ yếu là giúp người lao động kịp thời khắc phục những khó khăn gặp phải trong cuộc sống.
Mức lương tạm ứng trong và điều kiện tạm ứng trong trường hợp này cũng do hai bên thỏa thuận, có thể tùy vào mức độ khó khăn, hoàn cảnh hiện tại của người lao động mà người sử dụng lao động đưa ra quyết định về mức lương tạm ứng là bao nhiêu, điều kiện để tạm ứng lương là gì.
b) Tạm ứng tiền lương cho người lao động theo quy định pháp luật.
– Tạm ứng tiền lương cho người lao động khi thực hiện nghĩa vụ công dân
Khoản 2 Điều 101 Bộ luật lao động 2019 nêu rõ, người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm tạm ứng tiền lương cho người lao động trong những trường hợp người lao động tạm thời nghỉ để đi thực hiện nghĩa vụ công dân, trường hợp người lao động đi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì người sử dụng lao động không phải tạm ứng tiền lương. Trên thực tế tại điều luật này đang có hai cách hiểu và áp dụng khác nhau.
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng người sử dụng lao động chỉ phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong trường hợp người lao động tạm thời nghỉ việc để đi thực hiện nghĩa vụ công dân mà không phải tạm ứng tiền lương cho người lao động trong thời gian đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, bởi vì, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự dài, không có tính chất tạm thời và người lao động đã được đảm bảo các chế độ từ ngân sách nhà nước.
+ Quan điểm thứ hai cho rằng người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương cho người lao động cả trong trường hợp người lao động tạm thời nghỉ việc để đi thực hiện nghĩa vụ công dân và trường hợp người lao động đi thực hiện nghĩa vụ quân sự; người lao động tạm thời nghỉ việc đi thực hiện nghĩa vụ công dân phải hoàn lại số tiền lương đã được tạm ứng, còn người lao động đi thực hiện nghĩa vụ quân sự không phải hoàn lại số tiền đã được tạm ứng.
Về vấn đề nêu trên, cần lưu ý rằng, nghĩa vụ quân sự là một phần đặc biệt của nghĩa vụ công dân. Do đó, khi người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, mà trong trường hợp này được hiểu là thực hiện nghĩa vụ quân dự bị dưới 1 tháng, thì họ không phải hoàn số tiền ứng. Đó được coi là khoản hỗ trợ của đơn vị sử dụng cho người lao động trong thời gian tham gia nghĩa vụ quân sự. Trường hợp người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự lâu dài (tham gia quân thường trực) thì không nằm trong trường hợp này.
– Tạm ứng tiền lương khi tạm đình chỉ công việc người lao động
Theo Điều 128 Bộ luật lao động 2019: Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nếu vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Trong trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
Căn cứ theo Khoản 5, Điều 26,
– Tạm ứng tiền lương đối với trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, lương khoán:
Theo Điều 96 “Bộ luật lao động 2019”, Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng
– Tạm ứng tiền lương, tiền tàu xe đi đường ngày nghỉ hằng năm
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019, khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Tiền lương luôn là yếu tố để thúc đẩy người lao động làm việc, nó là yếu tố quyết định mức sống vật chất của người lao động làm công ăn lương trong doanh nghiệp. Trong quá trình làm việc, sẽ có những lúc người lao động găp khó khăn về tài chính cần phải tạm ứng tiền lương. Để đảm bảo các khoản chi tiêu của người lao động để họ có thể yên tâm làm việc, sản xuất cho người sử dụng lao động mà nhà làm luật cũng có những quy định chặt chẽ về vấn đề tạm ứng tiền lương nhằm đảm bảo kịp thời nguồn thu của người lao động.