Khi nào người lao động được hưởng trợ cấp vùng. Người lao động làm việc thuộc công ty cổ phần tại vùng núi thì có được hưởng trợ cấp vùng không?
Khi nào người lao động được hưởng trợ cấp vùng. Người lao động làm việc thuộc công ty cổ phần tại vùng núi thì có được hưởng trợ cấp vùng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi tôi là công nhân thuộc công ty cổ phần quản lý và xây dựng, tôi được phân công làm việc tại các xã vùng núi của tỉnh quảng bình vậy tôi có được hưởng phụ cấp vùng hay không ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC
2. Nội dung tư vấn:
Vì theo thông tin bạn cung cấp không được rõ ràng nên về chế độ hưởng phụ cấp vùng, hiện tại pháp luật chỉ quy định về chế độ người lao động có thể được hưởng khi chuyển vùng công tác nếu bạn đang là cán bộ, công chức, viên chức của công ty là công ty nhà nước, theo đó, điều Điều 2 Nghị định 116/2010/NĐ-CP quy định về đối tượng điều chỉnh:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ
hợp đồng lao động , kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;2. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này.
Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm người đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Trong trường hợp này bạn vừa được chuyển đến vùng công tác khó khăn nhưng không nêu rõ xã được chuyển tới của Ninh Bình, do vậy bạn có thể đối chiếu địa phương nơi công tác theo quy định tại Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC.
Khi mới chuyển đến nơi công tác, bạn sẽ được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Điều 4 Nghị Định 116/2010/NĐ-CP:
Điều 4. Phụ cấp thu hút
1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có.
2. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút được quy định như sau:
a) Nếu đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;
b) Nếu đến công tác sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Cụ thể, theo Điều 8 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC thì:
Điều 8. Hướng dẫn về thời gian không tính hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không được hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP trong các khoản thời gian như sau:
a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ 01 tháng trở lên;
b) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
2. Trường hợp nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thôi hưởng chế độ phụ cấp, trợ cấp quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP kể từ ngày nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Trong trường hợp bạn không thuộc những đối tượng được điều chỉnh bởi Nghị định số 116/2010/NĐ-CP thì vấn đề hưởng phụ cấp vùng khi chuyển công tác hoàn toàn phụ thuộc và chế độ mà công ty nơi bạn đang làm việc quy định theo hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 102 “Bộ luật lao động 2019”.
Điều 102. Chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương
Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.