Trong một số trường hợp cụ thể, đương sự có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc Tòa án cũng có quyền tự áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, trong một số trường hợp cụ thể, đương sự có quyền yêu cầu
1. Khái niệm.
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm thi hành án. Các BPKCTT vừa mang tính khẩn cấp, vừa mang tính tạm thời. Tính khẩn cấp được thể hiện ở chỗ tòa án phải ra quyết định áp dụng ngay và quyết định này được thực hiện ngay sau khi được tòa án quyết định áp dụng. Tính tạm thời của biện pháp này được thể hiện ở chỗ, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chưa phải là quyết định cuối cùng về giải quyết vụ việc dân sự. Sau khi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nếu lý do của việc áp dụng không còn nữa thì tòa án có thể hủy bỏ quyết định này. Việc áp dụng các BPKCTT có thể gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người bị áp dụng. Do đó để đảm bảo việc áp dụng đúng đắn, tòa án phải xem xét thận trọng trước khi quyết định áp dụng và phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định tại Điều 102 BLTTDS thì các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm: Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động; Tạm đình chỉ việc thi hành
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia: