Huy động vốn từ người lao động nhưng chậm hoàn trả. Doanh nghiệp không thanh toán vốn huy động từ người lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Doanh nghiệp đưa ra quy chế huy động vốn từ người lao động trong doanh nghiệp. Nay doanh nghiệp đã bị sát nhập mua bán lại. Doanh nghiệp mới tiếp quản nhận trách nhiệm về khoản huy động vốn này nhưng chưa chịu thanh toán lại vốn huy động cho người lao động với lý do doanh nghiệp đang khó khăn. Tuy nhiên doanh nghiệp cũng không gia hạn lại hợp đồng huy động vốn. Xin hỏi doanh nghiệp có vi phạm tín dụng không ? Nếu người lao động khiếu nại thì gửi cơ quan chức năng nào?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– “
–
2. Luật sư tư vấn:
Theo như nội dung bạn cung cấp, việc huy động vốn trong công ty là thỏa thuận góp vốn phân chia lợi nhuận giữa hai bên. Theo đó nội dung huy động vốn xác định như sau:
Thứ nhất, giữa người lao động và Doanh nghiệp ký kết hợp đồng huy động vốn. Bản chất của hợp đồng này được xác định là hợp đồng dân sự.
Theo quy định tại Điều 388 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, đây là sự thỏa thuận thống nhất ý chí, tự nguyện của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Do đó, nội dung của hợp đồng chính là quyền và nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận. Và quan trọng, mục đích của hợp đồng là lợi ích hợp pháp mà các bên cùng hướng đến.
Trường hợp này, người lao động và Doanh nghiệp đã thỏa thuận và ký kết hợp đồng huy động vốn. Hợp đồng huy động vốn là hợp đồng góp vốn bằng tiền hoặc tài sản giữa doanh nghiệp với người lao động nhằm mục đích lợi nhuận. Hợp đồng huy động vốn được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận và ký kết giữa hai bên tới một thời điểm nhất định. Quyền và lợi ích được hưởng của hai bên được xác định trong nội dung hợp đồng. Nếu một trong hai bên không thực hiện đúng theo nội dung hợp đồng thì sẽ vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
Tuy nhiên, khi xác lập hợp đồng huy động vốn người lao động có thể gặp rủi ro. Bởi thực tế, thường thì khi các doanh nghiệp đang gặp phải những khó khăn tài chính nhất định mà không thể tiếp cận được với nguồn vốn từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác. Lúc đó, để tạo sức hấp dẫn, lãi suất các khoản vay được doanh nghiệp chi trả thường cao hơn so với lãi suất ngân hàng, người lao động đã chấp nhận ký hợp đồng huy động vốn với doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn trước mặt. Nhưng thực tế tình hình tài chính doanh nghiệp như thế nào thì người lao động không hề biết. Điều này có thể dẫn đến những rủi ro rất cao cho người lao động. Bởi thực tế, bản chất các hợp đồng này đều là các hợp đồng vay tín chấp, nếu doanh nghiệp phá sản thì các hợp đồng này sẽ thường là những hợp đồng được giải quyết sau cùng. Khi họ không còn tài chính hay tài sản thì các hợp đồng vốn này cũng không được giải quyết.
Thứ hai, Doanh nghiệp mới chưa hoàn trả vốn huy động cho người lao động.
Theo Khoản 1 Điều 195
“1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.”
Từ quy định trên, sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là hai hay nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp trước khi sáp nhập
Như vậy, khi người lao động và doanh nghiệp trước khi sáp nhập đã thực hiện hợp đồng huy động vốn thì khi sáp nhập doanh nghiệp, hợp đồng đó cũng được chuyển giao cho doanh nghiệp mới. Doanh nghiệp mới phải có trách nhiệm thanh toán lại vốn huy động đó cho người lao động.
Tuy nhiên, còn xem xét trong nội dung hợp đồng huy động vốn giữa người lao động và Doanh nghiệp ký kết với nhau có quy định về thời hạn hoàn trả là khi nào hay hoàn trả trong trường hợp nào mới có thể đưa ra kết luận Doanh nghiệp có vi phạm hay không.
Thứ ba, vấn đề gia hạn hợp đồng huy động vốn:
+ Nếu trong hợp đồng có điều khoản gia hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng bằng một phụ lục hợp đồng theo khoản 1 Điều 408 “
+ Nếu trong hợp đồng không có điều khoản gia hạn hợp đồng thì sau khi hết thời hạn hợp đồng sẽ chấm dứt nên người lao động không có quyền yêu cầu được gia hạn hợp đồng khi Doanh nghiệp không đồng ý. Vì pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên khi tham gia vào hợp đồng.
>>>
* Vấn đề thẩm quyền khi tranh chấp phát sinh.
Trường hợp trong hợp đồng huy động vốn ký kết giữa người lao động và Doanh nghiệp có điều khoản về thẩm quyền giải quyết khi tranh chấp phát sinh thì sẽ theo quy định của điều khoản đó.
Trường hợp trong hợp đồng không quy định về thẩm quyền giải quyết thì:
Theo khoản 3 Điều 25
“Tranh chấp về hợp đồng dân sự”.
Theo điểm a khoản 1 Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự 2011 quy định về thẩm quyền Tòa án nhân dân huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh như sau:
“a, Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25 và Điều 27 Bộ luật này”
Như vậy, trong trường hợp này thì người lao động có thể gửi đơn kiện đến Tòa án có thẩm quyền nơi Doanh nghiệp đóng trụ sở để giải quyết.