Huy động thêm vốn để kinh doanh và hợp đồng cung ứng sản phẩm của hợp tác xã cho đối tượng không phải là thành viên hợp tác xã.
Huy động thêm vốn để kinh doanh và hợp đồng cung ứng sản phẩm của hợp tác xã cho đối tượng không phải là thành viên hợp tác xã
Tóm tắt câu hỏi:
Hợp tác xã chúng tôi đang muốn huy động thêm vốn để kinh doanh và ký hợp đồng cung ứng các dịch vụ sản phẩm của hợp tác xã cho đối tượng không phải là thành viên hợp tác xã thì có được không? Pháp luật có quy định như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, Hợp tác xã có các cách huy động vốn sau:
+ Hợp tác xã ưu tiên huy động thêm vốn từ thành viên đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh trên cơ sở thỏa thuận thành viên;
+ Trường hợp huy động vốn từ thành viên chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì hợp tác xã huy động vốn từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật và điều lệ.
+ Hợp tác xã tiếp nhận các khoản trợ cấp hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo thỏa thuận.
Theo đó, hợp tác xã có thể huy động vốn góp từ các thành viên hợp tác xã trước và sau đó, nếu không đủ thì có thể huy động thêm vốn hỗ trợ. Nếu huy động vốn góp của thành viên hợp tác xã thì hợp tác xã phải đăng ký lại vốn điều lệ. Sau khi huy động vốn góp của thành viên, Hợp tác xã phải đảm bảo mỗi thành viên không sở hữu quá 20% vốn điều lệ của Hợp tác xã.
Thứ hai, Điều 5 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định:
“Điều 5. Cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng không phải thành viên
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và cho khách hàng không phải thành viên nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.
2. Tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên cho khách hàng không phải thành viên do điều lệ hợp tác xã quy định cụ thể nhưng không được vượt quá mức quy định sau đây:
a) Không quá 32% tổng giá trị cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp;
b) Không quá 50% tổng giá trị cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với lĩnh vực phi nông nghiệp;
c) Đối với trường hợp hợp tác xã tạo việc làm, tiền lương trả cho người lao động không phải là thành viên với
hợp đồng lao động không thời hạn không quá 30% tổng tiền lương của hợp tác xãchi trả cho tất cả người lao động trong hợp tác xã với hợp đồng lao động không thời hạn.3. Đối với lĩnh vực tín dụng, giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên cho khách hàng không phải thành viên trình Chính phủ quyết định.
4. Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập sau khi Luật hợp tác xã có hiệu lực thi hành, tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hoặc việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên cho khách hàng không phải thành viên phải bảo đảm theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
5. Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập trước khi Luật hợp tác xã có hiệu lực thi hành:
a) Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã bảo đảm tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên và cho khách hàng không phải thành viên theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này thì tiếp tục hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã;
b) Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chưa bảo đảm tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên và cho khách hàng không phải thành viên theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này thì phải tổ chức lại hoạt động để bảo đảm tỷ lệ được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 hoặc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, việc làm đó.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Theo đó tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm mà hợp tác xã cam kết tiêu thụ cho thành viên khách hàng không phải thành viên do điều lệ hợp tác xã quy định cụ thể nhưng không quá 32% tổng giá trị cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; không quá 50% tổng giá trị cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã đối với lĩnh vực phi nông nghiệp.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Đòi lại đất đã nhượng cho hợp tác xã sử dụng
– Khái niệm, đặc điểm hợp tác xã
– Quan điểm mới về khái niệm hợp tác xã theo Luật hợp tác xã 2012
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: