App là gì? Khai báo y tế là gì? Hướng dẫn tải app và khai báo y tế toàn dân 2021? Quy định về khai báo y tế như thế nào?
Hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp không chỉ trong nước mà trọng phạm vi toàn thế giới. Việc khai báo ý tế giúp cho người dân đảm bảo tình hình sức khỏe của bản thân cũng như bảo vệ sức khỏe cho cả cộng đồng. Một phần giúp sức cho đất nước đi qua mùa dịch an toàn. Nhà nước đã quy định mọi người dân đều phải khai báo y tế nếu từ vùng dịch về quê hoặc khai báo trong quá trình di chuyển có đi qua vùng dịch. Có hai loại khai báo y tế đó là khai báo trực tiếp tại cơ sở y tế hoặc khai báo bằng hình thức online. Vậy khai báo y tế qua mạng là gì? Hướng dẫn cách khai báo y tế qua app?
1. App là gì?
App là một tiện ích phần mềm nào đó được người sử dụng tìm hiểu và cài đặt về điện thoại di động thông minh của mình với mục đích để chúng hỗ trợ cho nhu cầu cuộc sống. Có rất nhiều các loại app thong dụng như app học nấu ăn, app học tiếng anh được thiết kế ra để đáp ứng như cầu sử dụng của con người.
2. Khai báo y tế là gì?
Khai báo y tế tên tiếng anh là “Health declaration“
Định nghĩa: Khai báo y tế được hiểu là việc người dân cung cấp thông tin y tế cá nhân cho đơn vị nhằm mục đích kiểm soát bệnh tật.
Căn cứ trên thông tin được cập nhật, cơ quan y tế tại địa bàn sẽ nắm bắt cơ bản diễn biến sức khỏe cá nhân, kịp thời liên lạc, hỗ trợ theo dõi sức khỏe trong tình huống cần thiết, chú trọng những trường hợp có yếu tố nguy cơ (liên quan ca bệnh Covid-19, tiếp xúc gần, tiếp xúc với người tiếp xúc gần ca bệnh, đi về từ vùng có dịch…)
3. Hướng dẫn tải app và khai báo y tế toàn dân?
Để tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid -19, Bộ Y tế khuyến nghị toàn dân dùng app khai báo y tế phòng chống COVID-19.
Cụ thể, khuyến nghị người dân thực hiện khai báo y tế như sau:
Bước 1: Truy cập App Store hoặc CH Play để tải app có tên NCOVI
– Hệ điều hành Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.vnptit.innovation.ncovi
– Hệ điều hành: iOS: https://apps.apple.com/vn/app/ncovi-mobifone/id1501969272?l=vi
Bước 2: Tạo tài khoản
– Nhập số điện thoại và click “Lấy mã OTP”.
– Nhập mã OTP mà hệ thống đã gửi về số điện thoại và click “Xác nhận”.
– Khai các thông tin bắt buộc và chọn “Lưu”:
Bước 3: Khai báo
Tại trang chủ sẽ có thông tin về tình hình dịch bệnh trên cả nước cũng như Việt Nam để người dân có thể theo dõi từng giờ cũng như các khuyến cáo phòng bệnh.
Hai chức năng chính của app đó là:
– Khai báo yếu tố nguy cơ (áp dụng với mọi người dân)
– Tờ khai y tế áp dụng với những người nhập cảnh vào Việt Nam.
**Khai báo yếu tố nguy cơ
Trả lời 03 câu hỏi và click “Khai báo”, hệ thống sẽ ghi nhận câu trả lời của bạn.
4. Quy định về khai báo y tế như thế nào?
Căn cứ theo Nghị định 89/2018/NĐ-CP hướng dẫn luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế truyền nhiễm
4.1. Quy định về khai báo y tế?
Căn cứ vào Điều 4 của Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế
1. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế.
2. Khai báo y tế được áp dụng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Có quyết định công bố hoặc
b) Căn cứ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, các bệnh mới nổi, các bệnh bùng phát hoặc cảnh báo nguy cơ xâm nhập dịch bệnh của cơ quan y tế có thẩm quyền từ các quốc gia, quốc tế.
3. Chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế đối với một trong các trường hợp sau:
a) Có quyết định công bố hoặc thông báo hết dịch bệnh truyền nhiễm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Căn cứ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, hoặc thông báo hết cảnh báo dịch bệnh của cơ quan y tế có thẩm quyền từ các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế.
4. Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm:
a) Thông báo việc khai báo y tế và chấm dứt áp dụng khai báo y tế cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu;
b) Niêm yết công khai văn bản khai báo y tế và chấm dứt áp dụng việc khai báo y tế tại cửa khẩu;
c) Tổ chức hướng dẫn việc thực hiện khai báo y tế.
Vậy, người dân khai báo y tế khi có quyết định công bố của Bộ y tế
4.2. Quy định về thực hiện khai báo y tế
Căn cứ vào Nghị định 89/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thực hiện khai báo y tế
1. Đối với người phải khai báo y tế:
a) Nhận tờ khai y tế theo Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Nghị định này trên tàu bay, tàu thuyền, đại lý hàng hải, công ty du lịch hoặc nhân viên hướng dẫn du lịch ở trong nước và nước ngoài, tại khu vực dành cho khai báo y tế ở các cửa khẩu Việt Nam hoặc tại các cửa khẩu nước xuất cảnh hoặc lấy mẫu tờ khai y tế điện tử được cơ quan có thẩm quyền cung cấp;
b) Thực hiện việc khai báo y tế theo các nội dung trong tờ khai y tế khi đến cửa khẩu Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh hoặc trước đó nhưng không sớm hơn 07 ngày kể từ thời điểm nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
c) Nộp tờ khai y tế bằng giấy hoặc bằng phương thức điện tử cho kiểm dịch viên y tế tại cửa khẩu. Tờ khai y tế chỉ có giá trị cho một lần nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và được tổ chức kiểm dịch y tế biên giới lưu trữ trong thời gian 03 tháng kể từ thời điểm nhận tờ khai y tế.
2. Ngôn ngữ trong khai báo y tế: được sử dụng dưới dạng song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, tùy theo tình hình dịch bệnh trên thế giới có thể sử dụng thêm các ngôn ngữ khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
3. Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm in, quản lý, hướng dẫn và phát hành miễn phí tờ khai y tế, tổ chức khai báo y tế theo hình thức điện tử.
Vậy, việc thực hiện khai báo y tế là trách nhiệm thực hiện của toàn dân, người dẫn sẽ được hướng dẫn khai báo theo mẫu Bộ y tế quy định
Kiểm tra giấy tờ đối với người
1. Đối tượng kiểm tra:
a) Người thuộc các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
b) Người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó quy định bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng trước khi xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
2. Loại giấy tờ kiểm tra:
a) Tờ khai y tế trong trường hợp phải khai báo y tế;
b) Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng (nếu có) khi có yêu cầu của Bộ Y tế hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đi hoặc đến.
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Trường hợp người thuộc điểm a khoản 1 Điều này qua kiểm tra không có nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch. Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch viên y tế tiến hành kiểm tra thực tế theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
b) Trường hợp người bị kiểm tra thuộc điểm b khoản 1 Điều này có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A còn hiệu lực thì kiểm dịch viên y tế kết thúc quy trình kiểm dịch, trường hợp không có hoặc có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hết hiệu lực thì kiểm dịch viên y tế tiến hành xử lý y tế theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Kiểm tra thực tế đối với người
1. Đối tượng kiểm tra:
Người bị nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 8 và điểm a khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
2. Nội dung kiểm tra:
Căn cứ tình hình thực tế của người bị kiểm tra, kiểm dịch viên y tế thực hiện một trong các hoạt động sau:
a) Phỏng vấn, khai thác tiền sử;
b) Khám lâm sàng;
c) Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;
d) Lấy mẫu xét nghiệm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, các bệnh mới nổi, các bệnh bùng phát khi có thông báo của Bộ Y tế
3. Xử lý kết quả kiểm tra:
a) Sau khi kiểm tra thực tế nếu người bị kiểm tra có dấu hiệu mang mầm bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì kiểm dịch viên y tế thực hiện việc xử lý y tế;
b) Trường hợp người bị kiểm tra không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này, kiểm dịch viên y tế xác nhận ngay vào tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch y tế. Lực lượng kiểm tra, kiểm soát xuất cảnh, nhập cảnh tại cửa khẩu kiểm tra việc xác nhận của kiểm dịch viên y tế trong tờ khai y tế khi có thông báo việc áp dụng khai báo y tế của Bộ Y tế. Trường hợp người thuộc đối tượng phải khai báo y tế theo quy định tại Nghị định này mà không có xác nhận của kiểm dịch viên y tế, lực lượng kiểm tra, kiểm soát xuất, nhập cảnh yêu cầu người đó phải hoàn thành xong việc khai báo y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam.
4. Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế đối với một người không quá 02 giờ (không bao gồm thời gian chờ kết quả xét nghiệm).
Như vậy, căn cứ theo những điều khoản nêu trên, việc khai báo, thực hiện khai báo và kiểm tra người khai báo là trách nhiệm của toàn dân, thực hiện theo đúng quy định của Bộ trưởng Bộ y tế!