Hợp đồng thi công xây dựng được xem là một trong những loại hợp đồng không còn quá xa lạ trong lĩnh vực xây dựng. Hợp đồng thi công xây dựng cần phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật. Hợp đồng thi công xây dựng có cần phải công chứng hay không?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng thi công xây dựng có cần công chứng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 138 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 có quy định về hợp đồng thi công xây dựng. Theo đó thì có thể thấy, hợp đồng thi công xây dựng được xem là hợp đồng dân sự, là sự thỏa thuận của các bên được lập thành văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hoặc thực hiện toàn bộ công việc trong hợp đồng đầu tư xây dựng trên thực tế phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy có thể nói, hợp đồng thi công xây dựng có hai bên chủ thể đó là bên giao thầu và bên nhận thầu. Nhiều người hiện nay đặt ra câu hỏi: Hợp đồng thi công xây dựng có cần phải công chứng hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về công chứng.
Căn cứ theo quy định tại
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng (sau được sửa đổi tại Nghị định 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng), có quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thi công xây dựng. Theo đó, hợp đồng thi công xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau:
– Người tham gia ký kết hợp đồng thi công xây dựng phải đáp ứng đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
– Phải đáp ứng các nguyên tắc trong quá trình ký kết hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự;
– Hình thức của hợp đồng thi công xây dựng phải được lập thành văn bản và được ký kết bởi người đại diện theo đúng thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật đối với các bên tham gia ký kết hợp đồng thi công xây dựng. Trong trường hợp một bên tham gia hợp đồng thi công xây dựng và tổ chức thì bên đó phải ký tên và đóng dấu theo quy định của pháp luật.
Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thi công xây dựng, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng (sau được sửa đổi tại Nghị định 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng), thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thi công xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận quy định cụ thể trong hợp đồng thi công xây dựng đó, và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu đối với trường hợp hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của
Theo đó có thể nói, pháp luật hiện nay không bắt buộc hợp đồng thi công xây dựng cần phải tiến hành thủ tục công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng. Pháp luật chỉ có quy định hợp đồng thi công xây dựng phải lập thành văn bản, hợp đồng thi công xây dựng chỉ tiến hành hoạt động công chứng khi các bên tham gia ký kết có nhu cầu.
2. Trình tự và thủ tục công chứng hợp đồng thi công xây dựng:
Theo phân tích nêu trên thì có thể nói, mặc dù pháp luật hiện nay không bắt buộc công chứng hoặc chứng thực đối với hợp đồng thi công xây dựng. Tuy nhiên để tránh trường hợp tranh chấp thì các bên vẫn nên tiến hành hoạt động công chứng hoặc chứng thực đối với hợp đồng thi công xây dựng. Trong trường hợp các bên có nhu cầu thì thủ tục công chứng đối với hợp đồng thi công xây dựng sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị thành phần hồ sơ đầy đủ để thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng thi công xây dựng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ trong trường hợp này sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản sau: Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu do pháp luật quy định, bản sao các loại giấy tờ tùy thân của các bên tham gia giao dịch, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các loại tài sản có liên quan trong hợp đồng thi công xây dựng, các loại giấy tờ khác khi được yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, người yêu cầu công chứng sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, đó có thể là phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng. Sau đó thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đã đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật, thì công chứng viên sẽ thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Trong trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ, thì công chứng viên sẽ yêu cầu bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Soạn thảo và ký văn bản. Người yêu cầu công chứng sẽ tự mình đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên sẽ đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi và bổ sung thì công chứng viên sẽ xem xét và thực hiện hoạt động sửa đổi ngay trong ngày. Trong trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý với toàn bộ nội dung được quy định trong hợp đồng thi công xây dựng thì công chứng viên sẽ hướng dẫn người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng thi công xây dựng đó.
Bước 4: Ký chứng nhận và trả kết quả công chứng.
3. Các nguyên tắc trong quá trình giao kết hợp đồng thi công xây dựng:
Nguyên tắc ký kết hợp đồng thi công xây dựng theo Điều 138 của Văn bản hợp nhất Luật Xây dựng số 02/VBHN-VPQH năm 2020 được quy định như sau:
– Tự nguyện, phải đảm bảo bình đẳng, đảm bảo sự hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
– Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
– Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
– Trường hợp bên nhận thầu được xác định là nhà thầu liên danh thì phải có thoả thuận liên danh, các thành viên trong liên danh phải ký tên, sau đó tiến hành hoạt động đóng dấu vào hợp đồng thi công xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Xây dựng số 02/VBHN-VPQH năm 2020;
– Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
– Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
– Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
– Nghị định 50/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.