Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển, việc giao kết hợp đồng đã và đang trở thành hoạt động thường xuyên. Do đó, để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bên tham gia ký kết hợp đồng cần phải có những hiểu biết nhất định về hợp đồng và lựa chọn cho mình hình thức hợp đồng phù hợp nhất.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng phụ là gì?
” Hợp động phụ là hợp đồng có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính”
Để hợp đồng phục có hiệu lực thì phải tuân thủ các điều kiện sau đây:
– Hợp đồng phụ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của một hợp đồng như điều kiện về chủ thể, nội dung, hình thức …
– Hợp đồng chính của hợp đồng phụ phải có hiệu lực.
Sau khi tuân thủ các điều kiện có hiệu lực nói trên thì hợp đồng phụ còn phải phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính.
Ví dụ: trong hợp đồng vay có thế chấp tài sản thì nếu hợp đồng vay là hợp đồng chính vô hiệu thì hợp đồng thế chấp tài sản là hợp đồng phụ cũng sẽ vô hiệu.
Hợp đồng phụ tiếng Anh là “Subcontract”
2. Hiệu lực của hợp đồng phụ:
Theo quy định tại Điều 407
“1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.“
Theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng là một trong các loại giao dịch dân sự. Do đó, các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu cũng được áp dụng khi xem xét các vấn đề liên quan đến hợp đồng dân sự vô hiệu.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 thì hiệu lực của hợp đồng phụ luôn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Do đó, nếu hợp đồng chính vô hiệu sẽ làm cho hợp đồng phụ vô hiệu theo.
Ví dụ: A và B ký
Tuy nhiên, quy định về hiệu lực của hợp đồng phụ này không áp dụng đối với trường hợp:
(1) các bên có thỏa thuận về việc hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính;
(2) đối với quan hệ giữa hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm và biện pháp bảo đảm sẽ áp dụng theo quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Trong quan hệ giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụ thì hiệu lực của hợp đồng chính là độc lập, không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Cụ thể, hợp đồng chính chỉ vô hiệu khi nó vi phạm các quy định của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Mối quan hệ giữa hợp đồng chính và hợp đồng phụ là mối quan hệ một chiều.
Tuy nhiên, pháp luật dân sự luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về sự phụ thuộc hiệu lực của hợp đồng chính vào hợp đồng phụ. Do đó, nếu các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính thì khi hợp đồng phụ vô hiệu sẽ làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng chính.
3. So sánh giữa hợp đồng phụ và phụ lục hợp đồng :
3.1. Khái niệm:
– Hợp đồng phụ: Hợp động phụ là hợp đồng có hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính
–
“1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”
3.2. Bản chất:
Bản chất của hợp đồng phụ và phụ lục hợp đồng hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, trong khi hợp đồng phụ là một loại hợp đồng thì phụ lục hợp đồng là một phần của hợp đồng.
– Phụ lục hợp đồng được kèm theo hợp đồng để giải thích chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Nó chỉ có ý nghĩa khi gắn kết với một hợp đồng cụ thể. Nếu tách rời thì phụ lục hợp đồng không có giá trị vì nó không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các nghĩa vụ của chủ thể nếu không gắn với hợp đồng gốc.
– Hợp đồng phụ là một loại hợp đồng, bản chất của nó là thỏa thuận có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các nghĩa vụ của chủ thể.
3.3. Căn cứ phát sinh:
– Phụ lục hợp đồng phát sinh từ một hoặc một số điều khoản trong hợp đồng. Tức là, khi một hoặc một vài điều khoản trong hợp đồng có thể gây nhầm lẫn thì phụ lục hợp đồng sẽ phát sinh nhằm giải thích chi tiết cho các điều khoản đó.
– Hợp đồng phụ có căn cứ phát sinh là từ hợp đồng gốc và phụ thuộc về hiệu lực vào hợp đồng gốc.
3.4. Nội dung:
– Xét về nội dung, phụ lục hợp đồng phát sinh nhằm giải thích cho một hoặc một vài điều khoản của hợp đồng.
Khoản 1 Điều 404 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
” 1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.”
Như vậy, phụ lục hợp đồng phát sinh nhằm ghi nhận sự giải thích của các điều khoản trong hợp đồng. Ngoài ra, phụ lục hợp đồng được xây dựng dựa trên ý chí của các bên tham gia, thông qua phụ lục hợp đồng ghi nhận những sự thay đổi trong các điều khoản của hợp đồng, tuy nhiên sự thay đổi này không được làm ảnh hưởng đến hiệu lựa của hợp đồng. Hiệu lực và nội dung của nó phụ thuộc hoàn toàn vào Hợp đồng nên khi xác lập phụ lục, phải căn cứ vào nội dung của Hợp đồng ban đầu. Theo đó, nội dung của phụ lục vừa không được trái với nội dung của Hợp đồng vừa không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Ngoài ra, còn cần phải căn cứ vào đối tượng tham gia ký kết Hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, hoàn toàn dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận, không được ép buộc, lừa dối và ký kết đúng thẩm quyền, phạm vi.
– Nội dung của hợp đồng phụ chính là nội dung của hợp đồng được ghi nhận tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
” 1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp. “
Các điều khoản trong hợp đồng phụ cũng được chia thành các điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường và điều khoản tùy nghi.
Nội dung của hợp đồng phụ do các bên thỏa thuận, nội dung có thể độc lập với nội dung của hợp đồng chính.
Như vậy, xét về nội dung, phụ lục hợp đồng giải thích cho điều khoản hợp đồng còn hợp đồng phụ đưa ra các điều khoản tạo nên hợp đồng mới có mối liên hệ về hiệu lựa đối với hợp đồng chính.
3.5. Hiệu lực:
– Theo quy định của pháp luật, phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Như vậy, về mặt pháp lý thì phụ lục hợp đồng và hợp đồng là ngang nhau. Tuy nhiên, như đã trình bày thì phụ lục hợp đồng phát sinh nhằm giải thích điều khoản cho hợp đồng nên khi hợp đồng chấm dứt hoặc bị vô hiệu thì hiển nhiên phụ lục hợp đồng cũng không còn.
– Hiệu lực của hợp đồng phụ phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Khoản 2 điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
” 2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”
Như vậy, quy định về hiệu lực của hợp đồng phụ này có những trường hợp ngoại lệ:
(1) các bên có thỏa thuận về việc hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính;
(2) đối với quan hệ giữa hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm và biện pháp bảo đảm sẽ áp dụng theo quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3.6. Điều kiện có hiệu lực:
– Phụ lục hợp đồng chỉ có hiệu lực khi các điều khoản giải thích không trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng, tức là phải phù hợp với ý chí của các bên khi giao kết hợp đồng. Quan trọng của phụ lục hợp đồng chính là làm sáng tỏ ý chí của chủ thể.
– Hợp đồng phụ chỉ có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể theo quy định tại Điều 117 và không thuộc các trường hợp ở các điều từ Điều 123 đến Điều 129 của Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015.