Mượn xe máy là một trong các quan hệ dân sự diễn ra vô cùng phổ biến trong đời sống xã hội hiện nay. Tuy nhiên cần phải lưu ý một số quy định của pháp luật khi cho người khác mượn xe máy. Vậy hợp đồng mượn xe máy có bắt buộc phải công chứng hay không?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng mượn xe máy có bắt buộc công chứng không?
Trên thực tế, xuất phát từ những mối quan hệ thân tình, nhiều người đó cho người khác mượn, thuê các phương tiện như: xe máy, ôtô … Khi thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến hoạt động mượn tài sản, mà đặc biệt là động sản đăng ký quyền sở hữu, nhiều người đặt ra câu hỏi: Hợp đồng mượn xe máy có bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về công chứng và quy định về hợp đồng mượn tài sản. Hợp đồng mượn xe máy cũng là một trong những hình thức của hợp đồng mượn tài sản xảy ra khá phổ biến trong đời sống hiện nay. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 119 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hình thức của giao dịch dân sự. Cụ thể như sau:
– Giao dịch dân sự có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản, hoặc thậm chí là bằng hành vi cụ thể;
– Đối với những giao dịch dân sự được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì sẽ được coi là giao dịch bằng văn bản;
– Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự đó phải được thể hiện bằng văn bản, bắt buộc phải thực hiện hoạt động công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc đăng ký, thì sẽ cần phải tuân theo quy định đó.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 494 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng mượn tài sản. Theo đó có thể hiểu, hợp đồng mượn tài sản được xem là sự thỏa thuận của các bên, trong đó bên cho mượn tài sản sẽ giao tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho bên mượn tài sản, để bên mượn tài sản sử dụng tài sản đó trong một thời gian nhất định mà không phải trả tiền, bên mượn tài sản sẽ phải có nghĩa vụ và có trách nhiệm bảo quản tài sản đó, sẽ phải có nghĩa vụ trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn theo như thỏa thuận của các bên hoặc mục đích mượn đã đạt được. Tất cả những tài sản tiêu hao theo quy định của pháp luật đều có thể trở thành đối tượng của hợp đồng mượn tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 495 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Như vậy có thể nói, theo các điều luật phân tích nêu trên, hợp đồng mượn tài sản là một hình thức của hợp đồng và của giao dịch dân sự thông thường chịu sự điều chỉnh của pháp luật về dân sự. Trong đó, hợp đồng mượn tài sản chính là sự thỏa thuận dựa trên ý chí tự nguyện của các bên tham gia giao dịch, theo đó bên cho mượn tài sản sẽ giao tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cho bên mượn để bên mượn tài sản sử dụng trong một thời gian nhất định mà không cần phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền, tức là hợp đồng mượn tài sản không mang tính chất đền bù, bên mượn tài sản rất là có trách nhiệm và có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản khi hết thời hạn mượn hoặc khi mục đích đã đạt được. Đối với hợp đồng mượn tài sản theo như phân tích nêu trên thì pháp luật về dân sự hiện nay không bắt buộc phải tiến hành hoạt động công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê việc công chứng hoặc chứng thực hợp đồng mượn tài sản sẽ được thực hiện khi các bên trong giao dịch tự thỏa thuận với nhau để có thể bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên nếu như một trong các bên tham gia giao dịch đó mong muốn được thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy có thể nói, hợp đồng mượn xe máy theo quy định của pháp luật về dân sự sẽ không bắt buộc thực hiện thủ tục công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng mà vẫn sẽ phát sinh hiệu lực trên thực tế. Hợp đồng mượn xe máy chỉ cần phải tiến hành thủ tục công chứng khi các bên tham gia giao dịch có nhu cầu tiến hành hoạt động này.
2. Trình tự và thủ tục công chứng hợp đồng mượn xe máy:
Theo như phân tích nêu trên, hợp đồng mượn xe máy không bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro trong quá trình tham gia vào giao dịch dân sự đối với các loại động sản có đăng ký quyền sở hữu, vẫn nên khuyến khích các chủ thể tham gia giao dịch tiến hành hoạt động công chứng để bảo vệ tối đa quyền lợi hợp pháp của mình. Trình tự và thủ tục công chứng hợp đồng mượn xe máy khi các bên tham gia giao dịch có nhu cầu sẽ trải qua một số giai đoạn cơ bản sau:
Bước 1: Người có yêu cầu công chứng hợp đồng mượn xe máy sẽ nộp hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng mượn tài sản, trong đó có hợp đồng mượn xe máy cho công chứng viên tại các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật. Có thể thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng mượn xe máy tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn của địa phương, và công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng hợp đồng xe máy được xác định là những người già yếu và không thể đi lại, những người đang bị tạm giữ hoặc tạm giam theo quyết định của bạn án của cơ quan có thẩm quyền, đang trong quá trình thi hành án phạt tù hoặc suất phát từ lý do chính đáng khác mà không thể đến trụ sở của các tổ chức hành nghề công chứng để tiến hành hoạt động trực tiếp công chứng hợp đồng mượn xe máy.
Bước 2: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra hồ sơ của người yêu cầu công chứng theo quy định của pháp luật. Việc kiểm tra trong trường hợp này sẽ bao gồm kiểm tra hồ sơ có thuộc các trường hợp được phép giao dịch theo quy định của pháp luật hay không. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ không đầy đủ cơ sở pháp luật để giải quyết thì công chứng viên sẽ giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ cho gửi đồ của sơ. Trong trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị từ chối bằng văn bản ký công chứng viên sẽ cần phải trả lời bằng văn bản. Trong trường hợp xét thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì sẽ ghi vào sổ thụ lý và chuyển cho chuyên viên pháp lý để thực hiện theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì công chứng viên sẽ thụ lý hồ sơ theo quy định của pháp luật ghi vào sổ thụ lý và chuyển cho chuyên viên pháp lý để thực hiện quá trình công chứng hợp đồng mượn xe máy. Trong trường hợp khách hàng có yêu cầu sửa đổi và bổ sung hợp đồng mượn xe máy thì công chứng viên sẽ xem xét và thực hiện hoạt động sửa đổi ngay trong ngày. Sau đó công chứng viên sẽ giải thích quyền và nghĩa vụ phải giải thích hậu quả pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng bên tham gia giao dịch mượn xe máy. Trong trường hợp người yêu cầu công chứng được xác định là người nước ngoài không thông thạo tiếng Việt Nam thì sẽ cần phải có người phiên dịch, công chứng viên sẽ phải nêu rõ nghĩa vụ của người phiên dịch là hoàn thành đầy đủ trách nhiệm trước pháp luật về nội dung mà mình đã phiên dịch.
Bước 4: Nếu như người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ với nội dung được quy định trong hợp đồng mượn xe máy thì công chứng viên sẽ kiểm tra năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng phải hướng dẫn các bên tham gia hợp đồng mượn xe máy điểm chỉ và ký tên vào hợp đồng mượn xe máy chấm công chứng viên sẽ chuyển cho chuyên viên pháp lý soạn thảo lời chứng và trực tiếp thực hiện hoạt động ký nhận vào hợp đồng mượn xe máy. Sau đó chuyển cho bộ phận văn thư đóng dấu phải lấy số công chứng, thu thù lao công chứng và các chi phí khác, trả hồ sơ và lưu trữ hồ sơ công chứng.
3. Người mượn xe máy có được cho người khác mượn lại hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 496 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về nghĩa vụ của bên mượn tài sản. Cụ thể như sau:
– Giữ và bảo quản tài sản mượn theo quy định của pháp luật, không được phép tự tiện thay đổi tình trạng của tài sản trái quy định và trái với mong muốn của chủ sở hữu, nếu như tài sản bị hư hỏng thì sẽ phải sửa chữa và thậm chí sẽ phải bồi thường;
– Không được cho người khác mượn lại tài sản nếu như chưa được sự đồng ý của người cho mượn;
– Trả lại tài sản đúng thời hạn, nếu như không có thỏa thuận về thời hạn thì sẽ cần phải trả lại tài sản cho người cho mượn tài sản ngay sau khi mục đích đã đạt được;
– Bồi thường thiệt hại, nếu như làm mất mát hoặc hư hỏng tài sản đó;
– Bên mượn tài sản sẽ phải chịu rủi ro đối với tài sản trong khoảng thời gian chậm trả.
Theo đó thì có thể nói, bên mượn tài sản, mà cụ thể trong trường hợp này đó là xe máy sẽ không được phép cho người khác mượn lại xe máy nếu chưa được sự đồng ý của người cho mượn. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 497 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về quyền của bên mượn tài sản. Cụ thể như sau:
– Được quyền sử dụng tài sản theo đúng với công dụng của tài sản và phù hợp với mục đích đã thỏa thuận ban đầu;
– Có quyền yêu cầu bên cho mượn thanh toán các chi phí hợp lý để phục vụ cho quá trình sửa chữa và làm tăng giá trị của tài sản nếu như các bên có thỏa thuận;
– Không phải chịu trách nhiệm về những không còn tự nhiên của tài sản đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.