Cách tính lệ phí công chứng hợp đồng, giao dịch không có giá ngạch. Mức phí công chứng hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại.
Công ty LUẬT DƯƠNG GIA đã cung cấp cho bạn đọc cách tính lệ phí công chứng hợp đồng thuê nhà, hay cách tính lệ phí công chứng các hợp đồng, giao dịch theo giá trị của hợp đồng, giao dịch đó hoặc theo giá trị tài sản. Hôm nay, Công ty Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm một cách tính lệ phí công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
Như chúng ta đã biết, Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BTC-BTP được áp dụng với các đối tượng được quy định tại Điều 1, Khoản 2, Thông tư liên tịch trên. Theo đó, các đối tượng đó bao gồm:
a) Đối tượng nộp phí công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, lưu giữ
b) Đơn vị thu phí công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng (sau đây gọi là đơn vị thu phí).
Về mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch được quy định tại Điều 2, Khoản 3, Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BTC-BTP theo bảng sau:
Số TT | Loại việc | Mức thu (đồng/trường hợp) |
1 | Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp | 40 nghìn |
2 | Công chứng hợp đồng bán đấu giá bất động sản | 100 nghìn |
3 | Công chứng hợp đồng bảo lãnh | 100 nghìn |
4 | Công chứng hợp đồng uỷ quyền | 40 nghìn |
5 | Công chứng giấy uỷ quyền | 20 nghìn |
6 | Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (trừ việc sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu theo quy định tại khoản 2) | 40 nghìn |
7 | Công chứng việc huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch | 20 nghìn |
8 | 40 nghìn | |
9 | Công chứng văn bản từ chối nhận di sản | 20 nghìn |
10 | Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác | 40 nghìn |
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Với những quy định trên của Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BTC-BTP sẽ góp phần duy trì hoạt động cho hệ thống dịch vụ công chứng của VIệt Nam, cũng như giảm thiểu rủi ro pháp lý đối với các giao dịch, hợp đồng đã được công chứng, chứng thực.
Xem thêm: Hoạt động công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài