Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận cũng là sự ràng buộc pháp lý giữa Người lao động và nhà tuyển dụng về điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động, mức thu nhập,... Vậy hợp đồng lao động là gì?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng lao động là gì?
Căn cứ theo Điều 13
Hợp đồng lao động với tư cách là một trong những hình thức pháp lí để tuyển dụng lao động cho nên nó được áp dụng trong phạm vi đối tượng nhất định. Theo quy định, phạm vi đối tượng của hợp đồng lao động được áp dụng với tất cả người lao động làm việc trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện và có nhu cầu thuê mướn, sử dụng lao động, trừ phạm vi đối tượng sau đây:
– Những người thuộc đối tượng điều chỉnh là Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức ( những người đã là công chức, viên chức vẫn có thể tham gia quan hệ hợp đồng lao động nếu công việc của họ không bị pháp luật cấm)
– Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ;
– Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước;
– Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp;
– Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoạt động theo Quy chế của tổ chức đó;
– Cán bộ chuyên trách công tác đảng, công đoàn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp;
– Xã viên Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.
2. Những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng lao động cần lưu ý:
+ Nội dung hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động cần phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
– Công việc và địa điểm làm việc;
– Thời hạn của hợp đồng lao động;
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
– Chế độ nâng bậc, nâng lương;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
– Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
– Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
– Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật, thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm.
– Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hoả hoạn, thời tiết.
– Nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước do Chính phủ quy định.
+ Thời hạn của hợp đồng lao động
Trong các nội dung của hợp đồng lao động thì thời hạn của hợp đồng được pháp luật lao động quy định cụ thể và thực tế, đây cũng là vấn đề được các bên quan tâm. Thời hạn của hợp đồng lao động là khoảng thời gian có hiệu lực của hợp đồng lao động. Thời hạn của hợp đồng lao động bao gồm:
–
–
Khi
Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là
3. Những lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động:
+ Chủ động tìm hiểu về luật lao động hiện hành
Không hiểu biết về luật có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc phải những sai sót trong quá trình ký kết hợp đồng. Vì thế, để phòng tránh bạn nên chủ động cập nhật các thông tin về luật lao động hiện hành trước khi ký kết hợp đồng lao động chính thức. Ngoài việc giúp phòng tránh những sai sót thì nắm vững các quy định về luật lao động hiện thời còn giúp bạn đàm phán tốt hơn với doanh nghiệp, nhằm đảm bảo quyền lợi của mình. Các bạn có thể tham khảo các thông tin này qua internet nhưng cần chọn lọc, tốt nhất nên tham khảo trên các trang web chính thức của bộ, trang tư vấn luật uy tín, báo chí… để đảm bảo tính chính xác và tính tức thời.
+ Xác định rõ thông tin doanh nghiệp
Song song đó bạn cũng cần thực hiện công tác xác thực thông tin doanh nghiệp trước khi chính thức ký kết hợp đồng, bởi hiện nay có khá nhiều công ty “ma” sử dụng các bản hợp đồng để “vắt” kiệt sức của người lao động hoặc bắt bồi thường sau đó.
Các bạn sinh viên mới ra trường chính là những đối tượng của các công ty lừa đảo, bởi tâm lý mong muốn nhanh chóng có được việc làm. Vì thế, tốt nhất trước khi ký kết các văn bản có giá trị pháp lý cao như hợp đồng bạn cũng nên chủ động tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp. Mã số thuế, thời gian hoạt động, lĩnh vực hoạt động, đánh giá của mọi người về doanh nghiệp trên internet… chính là cơ sở dữ liệu tốt giúp bạn có những đánh giá khách quan nhất về doanh nghiệp. Nếu có bất cứ dấu hiệu “khả nghi” nào bạn tuyệt đối không nên ký kết để tránh bị “sập bẫy”.
+ Đọc kỹ tất cả điều khoản trong hợp đồng
Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý đọc kỹ tất cả các điều khoản trong bản hợp đồng, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ của bạn cũng như phía doanh nghiệp. Cần đặc biệt lưu ý về địa điểm, thời gian và công việc cũng như mức lương, các thông tin này cần đảm bảo tính cụ thể, rõ ràng. Nếu thấy có những câu mang tính không rõ ràng như “bố trí sau”, “thỏa thuận theo nhu cầu” thì bạn nên hỏi ngay và yêu cầu họ chỉnh sửa ngay lại bản hợp đồng trước khi ký.
Tương tự, với các điều khoản về chính sách phúc hợi, bảo hiểm xã hội, ngày nghỉ phép trong năm, chính sách hỗ trợ đào tạo nâng cao nghiệp vụ, quy định về việc chấm dứt hợp đồng, thời gian báo trước… cũng là điều mà bạn cần đọc kỹ, đảm bảo hiểu rõ và không có bất kỳ sự bất thường, mập mờ nào.
+ Đánh giá lại năng lực và nhu cầu bản thân
Mỗi bản hợp đồng đều có những điều khoản ràng buộc nhất định, do đó để tránh bị thiệt hại về tiền bạc, thời gian cũng như công sức bạn nên xem xét đánh giá lại năng lực bản thân trước khi đặt bút ký kết hợp đồng.
Cần xác định được năng lực của mình, có đủ khả năng và phù hợp với công việc này, có thật sự yêu thích và muốn gắn bó… Bởi nếu không kỹ lưỡng trong khâu này bạn dễ bỏ việc, bắt buộc phải hủy hợp đồng giữa chừng, không chỉ không được nhận lương, thậm chí còn phải bồi thường. Vì thế, đừng quá nóng vội, hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa quyết định.
+ Không chấp nhận hợp đồng “bằng miệng”
Hiện nay hợp đồng lao động thường được chia thành ba loại chính: hợp đồng thời vụ, hợp đồng có thời hạn và
+ Luôn giữ một bản hợp đồng
Theo nguyên tắc sau khi ký kết, hợp đồng sẽ được chia thành hai bản, mỗi bên giữ một bản, để nếu có tranh chấp xảy ra thì sẽ dựa trên những điều khoản đã thống nhất để xử lý. Do vậy, nếu sau ký hợp đồng mà đại diện bên doanh nghiệp không giao thì bạn nên hỏi ngay và giữ cẩn thận, nhằm đảm bảo các quyền lợi và tránh rắc rối về sau.