Hợp đồng giả cách là một khái niệm khá mới lạ đối với người dân Việt Nam, ta thường hay nghe đến khái niệm hợp giả tạo nhiều hơn. Nhưng trên thực tế, về bản chất thì hai khái niệm là một. Bài viết dưới đây sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về hợp đồng giả cách.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng giả cách là gì?
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo được quy định tại Điều 124
Vậy hợp đồng giả cách là gì?
Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm cụ thể về hợp đồng giả cách. Tuy nhiên ta có thể căn cứ vào khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo và từ thực tế thì hợp đồng giả cách được hiểu là hợp đồng mà các bên thực hiện nhằm mục đích che giấu đi một hợp đồng khác và thông qua hợp đồng đó để chuộc lợi, chiếm đoạt tài sản khi có sự vi phạm nghĩa vụ về hợp đồng.
2. Nhận diện những dấu hiệu cơ bản của hợp đồng giả cách:
Hiện nay có rất nhiều trường hợp “sập bẫy” hợp đồng giả cách như:
– Đi vay nóng với lãi suất cao ngoài xã hội nhưng trên hợp đồng không thể hiện mức lãi suất.
Ví dụ: Ông C cho ông D vay một số tiền là 500 triệu đồng. Ông C và ông D có ký với nhau một hợp đồng vay tài sản trị giá là 500 triệu đồng, trong hợp đồng ghi mức lãi suất do hai bên tự thỏa thuận với nhau. Hợp đồng này được công chứng tại văn phòng công chứng. Tuy nhiên trên thực tế ông C cho ông D vay tiền với mức lãi suất rất cao 150%/năm (cho vay nặng lãi). Tại trường hợp này thì hợp đồng vay tài sản ban đầu là hợp đồng giả cách nhằm che giấu một hợp đồng khác.
– Một trường hợp cũng hay gặp hiện nay đó là trường hợp giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá trị thấp hơn so với giá trị thực tế khi giao dịch mua bán. Mục đích của việc làm này là nhằm trốn thuế.
Ví dụ: Ông E mua một mảnh đất của ông K với giá là 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi đi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì mức giá ghi trong hợp đồng chuyển nhượng là 500 triệu đồng. Mục đích của việc làm này là để giảm tiền thuế phải đóng.
– Hay trường hợp cầm cố tài sản để đầu tư kinh doanh. Tại trường hợp này, các đối tượng thường đưa ra các dự án ma hấp dẫn nhằm mục đích lôi kéo các nhà đầu tư. Thay vì kí hợp đồng đầu tư thì chúng lại khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư bằng hình việc cầm cố tài sản qua các
– Trường hợp thường hay gặp nhất đó là khi giao dịch dân sự vay tài sản nhưng ngoài việc phải chịu lãi suất cao thì người đi vay thường phải ký kết với người cho vay giao dịch mua bán tài sản (giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc mua bán nhà) với giá chuyển nhượng (mua, bán) thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế chứ không phải kí hợp đồng vay tài sản như thực tế. Để nhận diện được hợp đồng giả cách khi vay tài sản ta cần nhận diện rõ những dấu hiệu sau:
+ Trên phương diện giả tạo: Hợp đồng giả cách để vay tài sản là hợp đồng thông qua việc ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền bất động sản hoặc động sản để che dấu giao dịch vay tài sản. Theo như người cho vay thì làm như vậy để đảm bảo là bên vay sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ, nhưng trên thực tế bên cho vay làm vậy nhằm mục đích chính là chiếm đoạt tài sản khi bên vay không thanh toán được khoản vay hoặc vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Nghĩa vụ theo hợp đồng ở đây thông thường sẽ có điều kiện là người vay tiền vi phạm thỏa thuận về thời gian trả lãi, trả nợ, nếu bên vay vi phạm nghĩa vụ này thì mặc định tài sản này sẽ được chuyển tên cho bên cho vay.
+ Trên phương diện mục đích: Mục đích chính là để cho bên vay thanh toán số tiền gốc và tiền lãi đã vay đúng hạn hoặc chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ: Ông A cho ông B vay số tiền là 500 triệu. Ông B có một mảnh đất có giá trị thực tế là 1 tỷ. Thay vì kí hợp đồng vay tài sản thì ông A lại yêu cầu ông B kí hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của ông B cho ông A với số tiền chuyển nhượng thấp hơn so với giá trị thực tế và bằng với khoản vay giữa ông A và ông B là 500 triệu. Ông A nói với ông B mục đích làm như vậy là để bảo đảm rằng ông B sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn. Sau khi trả nợ đúng hạn và thanh toán hết số tiền gốc và lãi thì ông A sẽ trả lại đất cho ông B. Do không đọc kỹ và không am hiểu pháp luật nên ông B đã ký hợp đồng chuyển nhượng mảnh đất của mình cho ông A. Khi đã đến hạn trả nợ cho ông A nhưng do làm ăn thua lỗ nên ông B không có khả năng thanh toán số tiền nợ. Lúc này mảnh đất của ông B trị giá 1 tỷ sẽ thuộc về ông A.
Từ những trường hợp trên ta có thể rút ra được ra những dấu hiệu cơ bản của hợp đồng giả cách như sau:
+ Hai bên sẽ ký hợp đồng có công chứng, chứng thực để tạo niềm tin và che giấu đi một giao dịch khác
+ Hai bên giao dịch mua bán sẽ không quy định cụ thể thời gian giao dịch, thời điểm bàn giao tài sản từ người bán qua người mua mà thời điểm giao dịch sẽ được bảo đảm đến hết thời hạn cho vay. Nếu người vay hết khả năng thanh toán hoặc trì trệ trong việc trả lãi suất thì người cho vay sẽ chiếm đoạt tài sản của người vay
3. Hậu quả pháp lý của hợp đồng giả cách:
Tại Điều 124
Bản chất của hợp đồng giả cách là giao dịch dân sự vô hiệu. Căn cứ theo quy định tại Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 thì giao dịch dân sự vô hiệu có hậu quả pháp lý như sau:
– Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên từ thời điểm giao dịch đã được xác lập. Tức là giao dịch dân sự sự vô hiệu là giao dịch không có giá trị pháp lý ngay từ thời điểm kí kết, xác lập giao dịch
– Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Các bên sẽ phải hoàn trả lại những gì đã nhận trước và sau khi kí hợp đồng dân sự vô hiệu để khôi phục lại hiện trạng ban đầu. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì sẽ hoàn trả bằng tiền.
– Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp nào hợp đồng vô hiệu nào cũng phải quay lại tại thời điểm ban đầu của giao dịch. Ta có thể chia giao dịch dân sự thành 2 loại căn cứ vào các trường hợp vô hiệu xảy ra là: Giao dịch dân sự tương đối và giao dịch dân sự tuyệt đối
+ Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối: Phần nào trong giao dịch dân sự bị vô hiệu thì phần đó coi như không có hiệu lực pháp lý và các bên sẽ phải quay lại điểm xuất phát ban đầu, hai bên phải hoàn trả toàn bộ nghĩa vụ cho nhau. Phần còn lại, không vô hiệu thì vẫn giữ nguyên hiệu lực và các bên vẫn phải tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận đã được giao kết từ trước.
+ Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối: Giao dịch này không phát sinh hiệu lực pháp lý, quyền, nghĩa vụ của các bên ngay cả khi đã kí hợp đồng. Với giao dịch này thì tất cả quyền và nghĩa vụ của các bên đã thực hiện liên quan đến giao dịch đều không có hiệu lực và phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận
– Bên ngay tình (bên thứ ba) trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức đó.
– Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường
– Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật dân sự 2015 quy định, luật khác có liên quan đến quy định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: Bộ luật dân sự 2015.