Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo quy định mới. Điểm mới giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo Bộ luật dân sự 2015?
Taóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Em có câu hỏi thế này: So sánh quy định của “
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2005;
– Luật nhà ở 2014;
– Luật đất đai 2013;
–
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 121 Bộ luật dân sự 2005 thì giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Xem thêm: Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ
Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo được quy định tại Điều 129 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
“- Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.
– Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu”.
Còn đối với quy định về giao dịch vô hiệu do giả tạo quy định tại Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“- Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
– Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu”.
Hai quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo có nội dung gần như là giống nhau. Nghĩa là Bộ luật dân sự 2015 có sự kế thừa “Bộ luật dân sự 2015”. Điểm khác biệt là trong Bộ luật dân sự 2015 có phạm vi dẫn chiếu rộng hơn. Điều đó được hiểu là giao dịch bị che dấu vô hiệu theo quy định luật khác có liên quan chứ không chỉ nằm trong phạm vi theo quy định “Bộ luật dân sự 2015”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Chẳng hạn: Với trường hợp mua bán nhà dưới hình thức ủy quyền. Trên thực tế, các bên vì muốn trốn tránh nghĩa vụ thuế nên đã ký hợp đồng ủy quyền định đoạt tài sản là nhà ở chứ không ký hợp đồng mua bán. Những quy định về hợp đồng mua bán nhà không được quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Vì thế, để chứng minh hợp đồng này là giả tạo thì ngoài căn cứ về hợp đồng mua bán trong “Bộ luật dân sự 2015” thì còn áp dụng những căn cứ trong Luật nhà ở 2014, Luật đất đai 2013, Luật kinh doanh bất động sản 2014.
Xem thêm: Hợp đồng mua bán xe máy không công chứng có làm thủ tục sang tên được không?