Có được đập bỏ ngôi nhà xây dựng trên đất của bố mẹ chồng khi trả lại đất không? Em chồng đánh chị dâu có vi phạm pháp luật không?
Tóm tắt câu hỏi:
Bố mẹ chồng em cho vợ chồng em một miếng đất. Bây giờ bố mẹ chồng em lấy lại, nhưng miếng đất đó vợ chồng em đã cất nhà và làm quán buôn bán. Nếu vợ chồng em ra đi, trả lại miếng đất thì ngôi nhà có thể bị đập bỏ không và đồ của em tạo dựng ra có thể được mang đi không? Em chồng ra tay đánh chị dâu có vi phạm pháp luật không? Bố mẹ bắt con cái ly hôn có vi phạm pháp luật không? Bố đập phá nhà cửa, đồ đạc của con và cầm dao đòi giết con thì như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Có thể đập bỏ căn nhà khi trả lại đất cho bố mẹ chồng và mang theo đồ đạc đã tạo dựng nên không?
Trong trường hợp này, bạn không trình bày rõ bố mẹ chồng bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa.
Trường hợp bố mẹ chồng bạn có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bố mẹ chồng bạn là chủ sử dụng của mảnh đất mà vợ chồng bạn đang ở và có các quyền của chủ sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai và văn bản hướng dẫn. Vợ chồng bạn đã xây dựng căn nhà trên mảnh đất đó thì sẽ có quyền đăng ký quyền sở hữu ngôi nhà tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải có sự thỏa thuận với bố mẹ chồng bạn để thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật. Khi đăng ký quyền sở hữu nhà trên mảnh đất thuộc quyền sử dụng của bố mẹ chồng bạn, theo Điểm a Khoản 1 và 4 Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì vợ chồng bạn cần cung cấp giấy tờ sau:
“1. Hộ gia đình, cá nhân trong nước phải có một trong các loại giấy tờ sau:
a) Giấy phép xây dựng nhà ở đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Trường hợp nhà ở đã xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng được cấp thì phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng xác nhận diện tích xây dựng không đúng giấy phép không ảnh hưởng đến an toàn công trình và nay phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
4. Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải có
hợp đồng thuê đất hoặchợp đồng góp vốn hoặchoặc văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng nhà ở đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai” hợp đồng hợp tác kinh doanh
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà của vợ chồng bạn sẽ được cấp riêng với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bố mẹ chồng bạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014. Khi đó, căn nhà là tài sản của vợ chồng bạn và vợ chồng bạn có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt căn nhà. Do đó, bạn có thể dỡ bỏ căn nhà khi trả lại đất cho bố mẹ chồng và mang theo đồ đạc mà vợ chồng bạn đã tạo dựng nên.
2. Em chồng ra tay đánh chị dâu:
Điều 32, “Bộ luật dân sự 2015” quy định: “Cá nhân có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể”. Như vậy, việc em chồng ra tay đánh chị dâu là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, nếu việc em chồng bạn ra tay đánh bạn vi phạm một trong những trường hợp thuộc Điều 104 Bộ Luật Hình sự 1999 thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
>>> Luật sư
3. Bố mẹ bắt con cái ly hôn
Theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 5 và Khoản 2 Điều 51, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây:
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;”
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”
Như vậy, trong trường hợp này, nếu vợ chồng không ai bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh nào khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình hay là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tinh thần thì cha mẹ không được phép cưỡng ép con ly hôn
4. Bố đập phá nhà cửa và cầm dao đòi giết con
Hành vi đập phá tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, tùy theo mức độ hư hỏng tài sản mà sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ 2 triệu đồng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 143 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung 2009.
“Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Nếu hành vi hủy hoại tài sản đó chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;”
Đối với hành vi cầm dao đe dọa giết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 103 “Bộ luật hình sự 2015”.
“Điều 103. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác”.