Kiểm toán là một trong nhưng hoạt động cần thiết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm quản lý, kiểm tra và đánh giá các hồ sơ tài chính của các cơ quan tổ chức, đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động của các chủ thể này. Vậy hành vi hối lộ thành viên đoàn kiểm toán nhà nước bị phạt thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Xử phạt hành chính đối với hanh vi hối lộ thành viên đoàn kiểm toán nhà nước:
- 2 2. Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi hối lộ cho thành viên đoàn kiểm toán nhà nước:
- 3 3. Hành vi hối lộ cho thành viên của đoàn kiểm toán nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
1. Xử phạt hành chính đối với hanh vi hối lộ thành viên đoàn kiểm toán nhà nước:
Kiểm toán là hoạt động của cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện việc kiểm tra và đánh giá các hồ sơ tài chính để đảm bảo tính minh bạch trong việc kê khai tài chính của một cơ quan, tổ chức. Chính vì đặc thù của công việc kiểm toán nên có rất nhiều trường hợp vì che giấu các sai sót trong báo cáo tài chính của tổ chức mình mà cá nhân hoặc tổ chức có hành vi mua chuộc hoặc hối lộ các thành viên thuộc đoàn kiểm toán nhà nước.
Để ngăn chặn tình trạng này theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 đã quy định về mức xử phạt hành chính đối với các hành vi mua chuộc hoặc hối lộ các thành viên thuộc đoàn kiểm toán nhà nước, theo đó:
Áp dụng mức xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng nếu có một trong các hành vi dưới đây:
– Dùng tiền hoặc tài sản khác có giá trị dưới 2 triệu đồng nhằm mục đích mua chuộc, hối lộ cho Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán;
– Có các hành vi gây cản trở đến hoạt động kiểm toán của.Kiểm toán nhà nước và kiểm toán viên nhà nước.
Như vậy từ quy định nêu trên có thể thấy trong trường hợp cá nhân có hành vi mua chuộc, đưa hối lộ cho thành viên đoàn kiểm toán nhà nước mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ có thể bị xử phạt hành chính với mức xử phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Lưu ý: căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 theo đó, mức phạt tiền được áp dụng đối với trường hợp có hành vi mua chuộc hối lộ thành viên đoàn kiểm toán nhà nước theo quy định trên được áp dụng đối với cá nhân còn trong trường hợp đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương tự sẽ bị áp dụng mức xử phạt tiền gấp 2 lần so với cá nhân, tức là mức phạt tiền từ 20 triệu đến 40 triệu đồng.
2. Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi hối lộ cho thành viên đoàn kiểm toán nhà nước:
Căn cứ theo quy định Điều 16 Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15, theo đó:
– Trưởng đoàn kiểm toán là cá nhân có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đưa hối lộ cho thành viên đoàn kiểm toán nhà nước cụ thể, có thể áp dụng các mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền lên đến 30 triệu đồng, đồng thời áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 là buộc thực hiện việc cải chính thông tin, tài liệu, dữ liệu trong hồ sơ kiểm toán có nội dung sai lệch, không chính xác hoặc không trung thực; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước mà có.
– Kiểm toán trưởng là cá nhân có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi đưa hối lộ cho thành viên đoàn kiểm toán nhà nước cụ thể có thể áp dụng mức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến mức tối đa trong lĩnh vực kiểm toán, đồng thời có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 là buộc thực hiện việc cải chính thông tin, tài liệu, dữ liệu trong hồ sơ kiểm toán có nội dung sai lệch, không chính xác hoặc không trung thực; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước mà có. .
Lưu ý: Trưởng đoàn kiểm toán nhà nước sẽ chỉ có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 đối với trường hợp có hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi nội dung của cuộc kiểm toán và được diễn ra trong thời hạn kiểm toán theo quy định của Luật kiểm toán nhà nước.
3. Hành vi hối lộ cho thành viên của đoàn kiểm toán nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Hành vi đưa hối lộ cho thành viên của đoàn kiểm toán nhà nước có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các cấu thành quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó:
Một người có hành vi trực tiếp hoặc thông qua một người khác đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn cụ thể, trong trường hợp này là thành viên của đoàn kiểm toán nhà nước hoặc những người khác hoặc tổ chức khác số tiền hoặc tài sản khác có giá trị từ 2 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc lợi ích phi vật chất (Ví dụ như đưa hối lộ để được thăng tiến trong công việc) để người có chức vụ quyền hạn này thực hiện hoặc không thực hiện một việc theo yêu cầu của người đưa hối lộ vì lợi ích của chính người đưa hối lộ thì có thể bị áp dụng hình phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ trong thời hạn 3 năm hoặc phạt tù có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm.
Người có hành vi đưa hối lộ nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì có thể bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ 2 năm đến 7 năm.
– Thực hiện hành vi phạm tội có tổ chức.
– Sử dụng các thủ đoạn xảo quyệt để có thể thực hiện hành vi phạm tội.
– Sử dụng tài sản của nhà nước làm của hối lộ để đưa cho người nhận hối lộ
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trở thành công cụ, phương tiênh thực hiện việc đưa hối lộ.
– Có hành vi đưa hối lộ từ 2 lần trở lên và mỗi lần đều đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Số tiền hoặc tài sản đưa hối lộ có giá trị từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng.
Người có hành vi đưa hối lộ nếu số tiền hoặc tài sản sử dụng để đưa hối lộ có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng thì có thể bị xử phạt tù có thời hạn từ 7 năm đến 10 năm.
Người có hành vi đưa hối lộ nếu số tiền hoặc tài sản khác sử dụng để đưa hối lộ có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt tù có thời hạn từ 12 năm đến 20 năm.
Ngoài áp dụng các hình thức xử phạt nêu trên người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Lưu ý: đối với trường hợp người có hành vi đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho các đối tượng là công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều 361 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trong trường hợp người đưa hối lộ bị ép buộc phải đưa hối lộ nhưng đã có hành vi chủ động khai báo hành vi vi phạm của mình trước khi bị phát giác thì sẽ được xem là không có. tội, đồng thời sẽ được trả lại toàn bộ số tiền hoặc tài sản khác đã sử dụng để đưa hối lộ trước đó.
Hoặc trong trường hợp người đưa hối lộ không bị ép buộc đưa hối lộ nhưng sau khi thực hiện hành vi đã có hành vi chủ động khai báo hành vi vi phạm của mình trước khi bị phát giác thì có thể được xem xét miễn trách nhiệm hình sự đồng thời sẽ được trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền hoặc tài sản đã sử dụng để đưa hối lộ trước đó.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm mà hành vi mua chuộc hoặc hối lộ các thành viên đoàn kiểm toán nhà nước số tiền hoặc tài sản khác có trị giá từ 2 triệu đồng trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù có thể lên đến 20 năm.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Pháp lệnh 04/2023/UBTVQH15 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đỏi, bổ sung năm 2017