Pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện cũng có quy định các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước có chức năng xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh. Một trong số đó chúng ta cần phải kể đến Hội đồng cạnh tranh. Vậy nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của hội đồng cạnh tranh ở Việt Nam như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hội đồng cạnh tranh là gì?
Hội đồng cạnh tranh được hiểu là cơ quan thực thi quyền lực nhà nước độc lập, Hội đồng cạnh tranh được thành lập có chức năng xử lí các hành vi hạn chế cạnh tranh.
Hội đồng cạnh tranh là một trong những chủ thể tham gia tố tụng cạnh tranh.
Hội đồng cạnh tranh chính là cơ quan do Chính phủ thành lập. Hội đồng cạnh tranh có từ mười một đến mười lăm thành viên do Thủ tướng Chính phỉ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ tổ chức xử lí, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo qui định của Luật.
Như vậy, ta nhận thấy, Hội đồng cạnh tranh của Việt Nam là một cơ quan thuộc hệ thống cơ quan hành pháp. Vị trí pháp lí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng cạnh tranh đã được quy định tại các văn bản pháp luật của Việt Nam.
2. Hội đồng cạnh tranh trong tiếng Anh được gọi là gì?
Hội đồng cạnh tranh trong tiếng Anh được gọi là Competition Council.
Hội đồng Cạnh tranh Việt Nam có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: Viet Nam Competition Council, viết tắt là VCC.
Hội đồng Cạnh tranh như đã phân tích cụ thể bên trên được hiểu là cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh độc lập do Chính phủ thành lập, có chức năng tổ chức xử lý, giải quyết khiếu nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh. Theo quy định tại
3. Chức năng của Hội đồng cạnh tranh:
– Hội đồng Cạnh tranh có tư cách pháp nhân, có trụ sở làm việc tại Hà Nội, có con dấu hình Quốc huy và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
– Kinh phí hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh sẽ do ngân sách nhà nước đảm bảo và sẽ được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương.
4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng cạnh tranh:
– Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng cạnh tranh về tổ chức xử lý, giải quyết vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh:
+ Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức tiếp nhận Báo cáo điều tra và Hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Điều 93
+ Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn xử phạt, xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh theo quy định tại Điều 119 Luật Cạnh tranh.
+ Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
– Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng cạnh tranh về giải quyết khiếu nại:
+ Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn giải quyết khiếu nại đối với các quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật cạnh tranh.
+ Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn giải quyết khiếu nại đối với các quyết định khác của Hội đồng Cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh, Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh, Chủ tọa Phiên điều trần theo trình tự, thủ tục của pháp luật khiếu nại.
– Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng cạnh tranh về tham gia tố tụng hành chính:
+ Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn tham gia tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật tố tụng hành chính.
– Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng cạnh tranh về thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác:
+ Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn theo dõi việc thi hành các Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
+ Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn tham gia ý kiến đối với các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch ngành, lĩnh vực, văn bản hành chính có liên quan.
+ Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh trong phạm vi thẩm quyền.
+ Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Cạnh tranh.
+ Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn hợp tác quốc tế về cạnh tranh trong phạm vi thẩm quyền.
+ Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Hội đồng Cạnh tranh.
+ Hội đồng cạnh tranh có nhiệm vụ và quyền hạn các nhiệm vụ khác trong phạm vi thẩm quyền.
5. Một số thuật ngữ liên quan trong lĩnh vực cạnh tranh:
Tố tụng cạnh tranh:
Tố tụng cạnh tranh được hiểu cơ bản là hoạt động điều tra, xử lí vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định.
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì đối với những hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong một vụ việc cạnh tranh thì nó không chỉ còn năm trong phạm vi quản lý và giải quyết của các bên tham gia vào vụ việc này mà nó còn được quy định do người quản lý cạnh tranh để bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp và chống cạnh tranh bất hợp pháp và được quy định đó là vụ việc của nhà nước. Chính bởi vì thế không như các vụ việc dân sự, kinh tế, thương mại, vụ việc cạnh tranh có thủ tục riêng, vừa có tính chất của tố tụng hành chính, vừa có tính chất của tố tụng tư pháp.
Cạnh tranh:
Cạnh tranh được hiểu cơ bản là sự đua tranh về kinh tế giữa các nhà kinh doanh có những lợi ích giống nhau trên cùng thị trường bằng các phương thức khác nhau để giành được nhiều nhất về phía mình khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường, qua đó thu lợi nhuận nhiều hơn.
Khái niệm cạnh tranh ra đời khi nền kinh tế thị trường xuất hiện. Trong lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về cạnh tranh.
Các chủ thể là các nhà kinh tế học thuộc trường phái cổ điển cho rằng cạnh tranh là quá trình bao gồm các hành vi phản ứng. Quá trình này tạo ra trong mỗi thành viên trong thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình.
Còn định nghĩa cạnh tranh theo hàm nghĩa kinh tế học đó là thuật ngữ được sử dụng nhằm để chỉ quá trình tranh đấu tiến hành không ngừng giữa các chủ thể kinh tế trong thị trường nhằm thực hiện lợi ích kinh tế và mục tiêu đã định của bản thân. Động lực nội tại của cạnh tranh đó chính là lợi ích kinh tế của tự thân chủ kinh tế, biểu hiện cụ thể trong quá trình cạnh tranh là giữ hoặc mở rộng mức chiếm hữu thị trường, gia tăng mức tiêu thụ, nâng cao lợi nhuận. Áp lực bên ngoài của cạnh tranh đó là đọ sức kịch liệt giữa các đối thủ cạnh tranh, kẻ bại tất sẽ bị đào thải.
Từ điển kinh doanh của Anh định nghĩa cạnh tranh như sau: Cạnh tranh được xem được hiểu là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam thì ta hiểu cạnh tranh như sau: Cạnh tranh được hiểu là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung và cầu, nhằm mục đích để giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
Như vậy, ta nhận thấy, trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh được hiểu là phương thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó với tối đa hóa lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh, cạnh tranh cũng được xem là yếu tố quan trọng để thúc đẩy quá trình tích lũy và tập trung tư bản không đồng đều ở các doanh nghiệp. Cạnh tranh còn được hiểu là môi trường phát triển mạnh mẽ cho các chủ thể kinh doanh thích nghi được với các điều kiện của thị trường, đào thải các doanh nghiệp ít khả năng thích ứng, dẫn đến quá trình tập trung hóa trong từng ngành, vùng, quốc gia hay các lĩnh vực khác nhau.
Như vậy qua các khái niệm đã nêu ở trên ta có thể hiểu một cách đầy đủ như sau: Cạnh tranh được hiểu là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau để nhằm mục đích có thể chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng và các điều kiện thuận lợi trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thực chất của cạnh tranh đó chính là sự tranh giành về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể khi các chủ thể đó tham gia thị trường.