Hoạt động Thương mại điện tử? Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử là ai? Các nguyên tắc của hoạt động thương mại điện tử? Hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử?
Trang thương mại điện tử là một loại kinh doanh thương mại khá phổ biến hiện nay bởi sự tiện ích và sự phát triển về mạng xã hội, các ứng dung về trang thương mại điện tử khá đa dạng, Hoạt động thương mại điện tử bản chất là sự giao dịch qua mạng xã hội về các thỏa thuận giao dịch về các nội dung khác nhau như hàng hóa, dịch vụ… Như vậy muốn nâng cao chất lượng và sự tin cậy của các trang thương mại điện tử thì pháp luật đã có quy định về các Hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử. Để hiểu thêm về hoạt động này hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi
Cơ sở pháp lý:
–
Luật sư tư vấn
1. Hoạt động Thương mại điện tử
1.1. Thương mại điện tử
Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác ( Khoản 1 điều 3 Nghị định Số:
1.2. Quy định của pháp luật về Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Tại Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử Nghị định Số: 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử có quy định về
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù.
3. Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử.
4. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử.
5. Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử.
6. Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử.
7. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử.
8. Thống kê về thương mại điện tử.
9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.
Theo đó, Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử được quy dịnh về Các thông tin về kế hoạch thương mại điện tử thực hiện tuân thủ quyết định, chính sách nhà nước để tránh được các tình trạng thủ tục hành chính rườm rà và các thủ tục pháp lý không đầy đủ, đồng bộ minh bạch tạo nên một vai trò rất lớn để cải tạo môi trường kinh doanh nhất là trong môi trường kinh doanh biến đổi ngày nay đối với thương mại điện tử
Đối với hoạt động của thương mại điện tử thì Nhà nước hỗ trợ tạo lập để Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử và cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại điện tử bằng cách thông qua các quan hệ thương mại, sự giao lưu hành hóa trong nước và quốc tế và thiết lập khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn, đồng bộ hơn, tiến bộ hơn, trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Như vậy, để tạo ra môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ở mức độ cao như hiện nay thì cần sự đòi hỏi nhà nước phải quản lý vĩ mô và các đổi mới nhận thức tư duy và các chính sách quản lý nâng cao năng lực, phẩm chất, điều hành lãnh đạo trong thương mại điện tử theo quy định của pháp luật
2. Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử là ai?
Căn cứ vào Điều 24
– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện tử nhằm để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
– Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ (thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử).
– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).
– Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng).
– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.
3. Các nguyên tắc của hoạt động thương mại điện tử
Các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử được quy định tại Điều 26 Nghị định 52/2013/NĐ-CP:
1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử
Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.
2. Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử
Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.
3. Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử
a) Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;
b) Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp;
c) Trường hợp người bán trực tiếp đăng thông tin về hàng hóa, dịch vụ của mình trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng không phải là bên thứ ba cung cấp thông tin theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử
Các chủ thể ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
Các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử được quy định ngoài quy định các nghĩa vụ thực hiện các nguyên tắc theo quy định mà còn quy định các quyền tự do thỏa thuân kinh doanh trao đỏi qua các trang thương mại điện tử và trong phạm vi quy định của pháp luật. Chính vì bản chất của trang thương mại điện tử là giao dịch qua các trang website thương mại nên đôi khi có các rủi ro nếu người sử dụng không tìm hiểu về các website thương mại này. Theo đó thì việc quy định các Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ trên các trang website thương mại là rất cần thiết để quản lý và bảo vệ người sử dụng, Ngoài ra còn đem lại lợi ích cho người kinh doanh.
4. Hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử
Hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử được quy định tại Điều 61 Nghị định 52/2013/NĐ-CP:
1. Điều kiện tiến hành hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử:
a) Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ phù hợp;
b) Độc lập về mặt tổ chức và tài chính với các thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử được đánh giá tín nhiệm;
c) Có bộ tiêu chí và quy trình đánh giá website thương mại điện tử được công bố công khai, minh bạch, áp dụng thống nhất cho các đối tượng được đánh giá;
d) Đã đăng ký hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử với Bộ Công Thương và được xác nhận đăng ký.
2. Thương nhân, tổ chức đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử bị hủy bỏ đăng ký trong những trường hợp sau:
a) Có hành vi gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo khi tiến hành đăng ký;
b) Không thực hiện đúng quy trình và tiêu chí đánh giá tín nhiệm đã công bố công khai;
c) Lợi dụng hoạt động đánh giá tín nhiệm để thực hiện các hành vi nhằm thu lợi bất chính.
3. Bộ Công Thương quy định cụ thể về hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử, nội dung hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký, sửa đổi bổ sung, hủy bỏ, chấm dứt đăng ký cho các thương nhân, tổ chức tiến hành hoạt động này.
4. Nghĩa vụ của thương nhân, tổ chức đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử:
a) Giám sát hoạt động của các website thương mại điện tử đã được gắn biểu tượng tín nhiệm;
b) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các website thương mại điện tử đã được gắn biểu tượng tín nhiệm nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
c) Trước ngày 05 hàng tháng, báo cáo Bộ Công Thương danh sách cập nhật các website thương mại điện tử đã được gắn biểu tượng tín nhiệm tính đến cuối tháng trước đó;
d) Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, báo cáo Bộ Công Thương về hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử của năm trước đó.
Như vậy, tiến hành hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử là một hooatj động của Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, có chức năng, nhiệm vụ phù hợp để đánh giá về hoạt động của các trang thương mại điện tử dựa trên các phản hồi của khách hàng sử dụng các dịch vụ thương mại điện tử hay kiểm nghiệm trên thực tế hoạt động của các trang thương mại điện tử, dựa vào đó để Giám sát hoạt động của các website thương mại điện tử đã được gắn biểu tượng tín nhiệm và quản lý các hoạt động đó
Ngoài ra, Việc đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử phải Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các website thương mại điện tử đã được gắn biểu tượng tín nhiệm nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Ví dụ như phát hiện các trang thương mại có dấu hiệu buôn bán các mặt hàng kém chất lượng hay cung cấp các loại dịch vụ quatrang thương mại điệntử với giá quá cao so với thị trường, thông qua việc đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử cũng có thể làm các nguồn tin cây cho người sử dụng về sau.