Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Bảo lãnh là một hình thái đặc thù của bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự, là một nghiệp vụ trong hoạt động ngân hàng.
Hiện nay, sự phát triển của sản xuất, hàng hóa và sự xuất hiện của tiền tệ ngày càng phát triển. Việc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc giao lưu hàng hóa giữa các vùng miền, quốc gia càng lớn đã có một số khó khăn nhất định trong quá trình mua bán, thanh toán, chuyển đổi tiền.
Vì vậy, việc các thương gia phải thực hiện công việc đổi các loại tiền của các vùng, các nước khác nhau giúp cho việc giao lưu hàng hóa trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Chính vì vậy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển đa dạng các dịch vụ để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Một trong những nghiệp vụ phát triển hiện nay của ngân hàng là nghiệp vụ bảo lãnh. Những rủi ro khác nhau trong quá trình kết và thực hiện hợp đồng là lý do sinh ra nhiều loại bảo lãnh khác nhau.
Dù rằng về cơ bản, chúng được phát hành với mục đích chung bảo vệ người thụ hưởng đối với những rủi ro xảy ra do người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. Bảo lãnh ngân hàng chính là việc ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bụ trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm hoạt động bảo lãnh ngân hàng:
Bảo lãnh là khái niệm được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, ở mỗi góc độ nó được hiểu theo một nghĩa khác nhau. Hiểu theo phương diện pháp lí thì :” Bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền(gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ – Điều 366 Bộ luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005.
Đó là khái niệm bảo lãnh trong quan hệ pháp luật dân sự, theo đó cũng có thể hiểu bảo lãnh ngân hàng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng với nghĩa tương tự. Theo điều 20 Luật các tổ chức tín dụng 2010, bảo lãnh ngân hàng được hiểu như sau:” Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay”.
2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng:
Hoạt động huy động vốn.
Ngân hàng có thể tạo ra nguồn vốn bằng rất nhiều cách thức khác nhau nhưng chủ yếu chính là từ tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế theo các loại hình khác nhau. Có ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và ngoài ra ngân hàng còn vay từ các cá nhân, tổ chức hoặc phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay bằng các cách thức khác.
Huy động bằng tiền gửi.
Tiền gửi giao dịch dịch vụ nhân tiền gửi là một trong những dịch vụ có sớm nhất mà ngân hàng cung cấp là nhận tiền gửi để thực hiện thanh toán hộ khách hàng. Dịch vụ này có nguồn vốn và chi phí thấp nhưng mặt khác lại có quy mô rất lớn đòi hỏi ngân hàng phải thanh toán ngay khi các lệnh rút tiền cho một cá nhân hay cho bên thứ ba. Cá nhân, tổ chức khi sử dụng loại tài khoản này phần lớn dùng thanh toán cho khách hàng. Nó vừa là tài sản có của khách hàng, vừa là tài sản nợ của ngân hàng và ngân hàng có trách nhiệm hoàn trả lại cho người gửi vào bất kỳ thời điểm nào. Thông qua đó ngân hàng huy động được lượng vốn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của khách hàng và thu phí dịch vụ cũng như cung cấp cho khách hàng những tiện ích nhất định.
Tiền gửi phi giao dịch có tiền gửi tiết kiệm được lập để huy động vốn những nguồn tiền mà một số khách hàng muốn dành riêng để thực hiện cho một nhu cầu về tài chính trong tương lai. Lãi suất áp dụng cho loại tiền này cao hơn so với tiền gửi giao dịch, chi phí trả lãi cao, chi phí duy trì và quản lý thấp. Tiền gửi có kỳ hạn có xác định số tiền gửi vào và thời gian rút ra lãi suất thường khá ổn định. Số tiền gửi có kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao và ổn định.ỷe đyộng bằng cách đi vay.
Các ngân hàng thường đi vay các tổ chức tín dụng, các ngân hàng khác. Vay trực tiếp bằng phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, bán tín phiếu kho bạc, vay trên thị trường liên ngân hàng, vay ngân hàng trung ương bằng cách tái chiết khấu.
Hoạt động sử dụng vốn
Đây là hoạt động về ngân quỹ đảm bảo các khoản dự trữ tự nguyện dự trữ bắt buộc, đảm bảo tính thanh khoản, tiền mặt trong quá trình thu. Các hoạt động thanh toán bù trừ, tiền gửi giao dịch tại các tổ chức tín dụng khác. Đây là hoạt động nhằm kiểm soát tình hình ngân quỹ của ngân hàng không mang tính chất sinh lời. Hoạt động cho vay tùy theo từng tiêu chí có thể phân loại các hình thức cho vay theo mục đích sử dụng, bảo đảm hay kỳ hạn…Có thể nói hoạt động cho vay là hoạt động đem lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng. Hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán và hoạt động ủy thác của khách hàng. Ngân hàng sử dụng vốn để mua chứng khoán có độ an toàn cao. Bên cạnh đó ngân hàng cũng thành lập các công ty chứng khoán với các nghiệp vụ như: tư vấn, bảo lãnh, lưu ký chứng khoán, môi giới…Một hoạt động khác của ngân hàng là nhận sự ủy thác của khách hàng để đầu tư vào những lĩnh vực đem lại lợi nhuận cho khách hàng có rủi ro thấp. Ngân hàng đều có thể cung cấp cả hai loại dịch vụ ủy thác thông thường cho các cá nhân, hộ gia đình và ủy thác thương mại cho các doanh nghiệp.
Hoạt động trung gian như: chuyển tiền hộ, mua bán ngoại tệ, tiền mặt, lưu ký, thanh toán séc, bảo lãnh, tư vấn tài chính, môi giới….
3. Đặc điểm của hoạt động bảo lãnh ngân hàng:
Từ khái niệm trên ta thấy thực chất bảo lãnh ngân hàng là một hình thái đặc thù của bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự, do vậy mà nó vừa mang đặc thù chung của bảo lãnh vừa mang đặc tính tiêng chỉ có trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Trước hết, với bản chất là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự thì bảo lãnh ngân hàng chứa đựng những thuộc tính chung sau:
Bảo lãnh ngân hàng là biện pháp bảo đảm mang tính đối nhân: Điều này thể hiện ở việc bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) có quyền yêu cầu trực tiếp bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đã cam kết mà không cần phải thực hiện việc đòi nợ thông qua một loại tài sản ưu tiên nào khác. Do vậy mà trong trường hợp bên bảo lãnh không có tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ như đã cam kết của mình trước bên nhận bảo lãnh thì cam kết đó cũng không bị vì thế mà trở nên vô hiệu.
Phạm vi bảo lãnh có thể là toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên.
Bên cạnh những đặc điểm chung của bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ dân sự thì hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng có những đặc thu sau:
Về bản chất pháp lí, bảo lãnh ngân hàng là một loại giao dịch thương mại đặc thù. Tính thương mại của hoạt động này thể hiện ở chỗ, hoạt động bảo lãnh ngân hàng vừa do tổ chức tín dụng thực hiện trên “thị trường” nhằm mục đích lợi nhuận vừa có tính chuyên nghiệp như một nghề nghiệp kinh doanh. Do đó mà để thực hiện hoạt động này bát buộc phải thực hiện việc đăng kí kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Về chủ thể, chủ thể hoạt động bảo lãnh ngân hàng luôn là các tổ chức tín dụng. Do bảo lãnh ngân hàng có tính rủi ro cao bởi vậy mà hoạt động này phải được thực hiện bởi các chủ thể chuyên nghiệp, có điều kiện về vốn là các tổ chức tín dụng.
Trong bảo lãnh ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh mà còn có tư cách là nhà kinh doanh, thông qua hoạt động bảo lãnh tổ chức tín dụng tạo lợi nhuận cho mình.
Giao dịch bảo lãnh làm phát sinh hai hợp đồng: hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh. Hai hợp đồng này vừa gắn kết vừa tách rời, có mối quan hệ nhân quả với nhau nhưng hoàn toàn độc lập với nhau. Điều này thể hiện ở chỗ nếu như hợp đồng này vô hiệu thì không đương nhiên hợp đồng kia bị vô hiệu.
Giao dịch bảo lãnh ngân hàng không phải là gao dịch nhiều bên mà là giao dịch kép. Theo đó tổ chức tín dụng phải làn lượt kí kết hợp đồng dịch vụ bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch không thể hủy ngang bởi người đại diện có thẩm quyền của tố chức tín dụng bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng là giao dịch được xác lập và thực hiện dựa trên chứng từ.
Luật sư
4. Vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân hàng:
Bảo lãnh ngân hàng có chức năng tài trợ (thông qua bảo lãnh, khách hàng người được bảo lãnh không phải xuất quỹ, được vay nợ hoặc được kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng, dịch vụ) và chức năng bảo đảm (theo chức năng này người thụ hưởng sẽ nhận được sự bồi thường về mặt tài chính trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm cam kết).
Vai trò của hoạt động bảo lãnh ngân hàng vô cùng quan trọng, đối với từng chủ thể thì nó có vai trò riêng:
Đối với doanh nghiệp: Trong các quan hệ kinh tế không phải lúc nào các đối tác cũng tin tưởng nhau do rất nhiều nguyên nhân. Vì thế, để đảm bảo an toàn quan hệ làm ăn, bên cung cấp thường yêu cầu bên kia phải có bảo lãnh của ngân hàng thì giao dịch mới thực hiện. Do đó bảo lãnh ngân hàng đôi khi là yêu cầu bắt buộc để bước đầu giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với hợp đồng. Ngoài ra, bảo lãnh giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được khoản vay vốn đáng kể, có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động và doanh nghiệp chỉ phải trả một khoản phí tương đối thấp.
Đối với tổ chức tín dụng: Đối với ngân hàng, bảo lãnh là một trong các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế. Bảo lãnh đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng đó là phí bảo lãnh. Phí bảo lãnh đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng một khoản không nhỏ, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng phí dịch vụ của các ngân hàng hiện nay.Không chỉ đóng góp vào lợi nhuận, bảo lãnh còn làm đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro mất vốn.
Đối với nền kinh tế: Sự tồn tại bảo lãnh ngân hàng là một khách quan đối với nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu làm cho nền kinh tế ngày một phát triển. Nó có vai trò như một chất xúc tác làm điều hoà, xúc tiến hàng loạt các quan hệ trong hợp đồng kinh tế. Nhờ có bảo lãnh mà các bên có thể tin tưởng yên tâm tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế và có trách nhiệm với hợp đồng của mình đã ký kết. Bảo lãnh ngân hàng góp phần tăng cường mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia.