Hoàn thiện pháp luật về quyền trẻ em theo tinh thần pháp luật quốc tế. Pháp luật quốc tế có tác động thế nào tới hoàn thiện pháp luật về trẻ em?
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Nhà nước Việt Nam đặt con người ở vị trí trung tâm của các chính sách phát triển kinh tế xã hội, trong đó thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng để phát triển bền vững, để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hơn thế nữa, đối tượng trẻ em là đối tượng rất dễ bị tổn thương, bị ảnh hưởng bởi môi trường, hoàn cảnh. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền trẻ em phải được xem là vấn để cấp thiết.
Về quyền sống còn: Quyền sống còn của trẻ em xuất phát từ các quy định về bảo vệ sức khỏe người phụ nữ trong quá trình mang thai, sinh đẻ và chăm sóc trẻ sơ sinh. Quyền này của người phụ nữ được quy định trong Điều 63 Hiến pháp 1992. Theo Luật Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 1989 thì phụ nữ được khám bệnh, được theo dõi sức khỏe trong thời kì thai nghén… mặt khác theo
Trong Công ước về quyền trẻ em, khái niệm “Bảo đảm sự sống cho trẻ em” được mở rộng không chỉ bao gồm việc bảo đảm không bị tước đoạt về tính mạng mà còn bao gồm việc bảo đảm cho trẻ em được cung cấp dinh dưỡng và sự chăm sóc y tế cao nhất. Quan điểm này cũng được Luật Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe nhân dân và Điều 15 Luật Bảo vệ Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 quy định. Trẻ em phát triển toàn diện và hài hòa phụ thuộc vào việc chăm sóc sức khỏe, từ khi sinh ra cho đến khi trường thành.
>>> Luật sư
Về quyền được bảo vệ: quyền này chiếm vị trí quan trọng nhằm tạo ra một hàng rào pháp lí cho sự sống và phát triển của trẻ em. Nó bao gồm các quyền cơ bản như:
Quyền có quốc tịch: Theo Luật quốc tịch năm 1998 việc hưởng quốc tịch của trẻ em dựa trên 2 nguyên tắc: Nguyên tắc huyết thống và nguyên tắc nơi sinh. Hai nguyên tắc này đảm bảo quyền có quốc tịch của trẻ em được quy định trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1996 và Công ước về quyền trẻ em 1989, đồng thời tránh tình trạng trẻ có nhiều quốc tịch hoặc không quốc tịch.
Quyền thừa kế: theo Bộ Luật Dân sự, người thừa kế là cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thao trước khi người đẻ lại di sản chết. Trẻ em được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, còn có quyền được khai sinh (Nghị định 83/1998/NĐ CP ngày 10/10/1998 quy định về đăng kí khai sinh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như trẻ em sinh ra ngoài giá thú, trẻ bị bỏ rơi, trẻ me sinh ra mới chết) hay các quyền dân sự theo quy định trong Bộ Luật Dân sự. Một số quy định trong “Bộ luật hình sự 2015” cũng hướng tới đối tượng là trẻ em như : người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự đối với tội ít nghiêm trọng, … Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội… Các quy định về tội phạm xâm phạm quyền trẻ em. Trong kinh tế, lao động: Pháp luật Việt Nam có nhiều quy định về vấn đề bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực kinh tế, lao động thông qua việc hạn chế tuổi lao động, học nghề.
Về quyền được tham gia: Điều 20 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 quy định: “… trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề có liên quan đến mình…” Quan điểm này được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Theo Điều 22 Bộ Luật Dân sự trẻ em từ 6 đến 18 tuổi được tự quyết khi tham gia các giao dịch dân sự nhằm phục vị nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: người nhận trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của đứa trẻ, quy định việc xác định cha hoặc mẹ của người nuôi con đủ 9 tuổi phải xem xét đến nguyện vọng của đứa trẻ.
Trong vấn đề về quốc tịch, cũng có quy định muốn thay đổi quốc tịch của trẻ em từ 15 đến 18 tuổi phải có sự đồng ý của đứa trẻ. Trong tham gia lao động và kí kết
Về quyền được phát triển.
Môi trường đầu tiên và cũng là quan trọng nhất cho sự phát triển của trẻ em đó là gia đình. Vì vậy trách nhiệm của gia đình đối với sự phát triển của trẻ em được xác định trong các văn bản pháp luật Việt Nam như Hiến pháp (Điều 64, Điều 65), Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Với quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” Nhà nước ta đã cụ thể hóa thông qua các quy định như:
Theo Điều 59 Hiến pháp 1992 thì giáo dục tiểu học là bắt buộc không phải trả học phí. Đây là quy định nền tảng cho quyền học tập của trẻ em. Điều 21 và 24 Luật giáo dục năm 2005.
Pháp luật về trẻ em nói chung và về quyền trẻ em nói riêng có vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Các văn bản pháp luạt hiện hành rất phù hợp với tinh thần của Công ước về quyền trẻ em năm 1989, không chỉ ghi nhận quyền mà còn xây dựng cơ chế đảm bảo việc thực hiện các quyền đó, quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, gia đình và mọi công dân trong việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em.