Khái quát về hóa đơn bá lẻ? Hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn đó được tính chi phí không? Các mặt hàng được phép lập bảng kê mà không cần phải có hóa đơn?
Khi xã hội ngày càng trở nên phát triển thì vấn đề tham ô, biển thủ công quỹ cả cơ quan, tổ chức. Nên là một trong những vấn đề giúp cho việc chi tiêu của một cơ quan, tổ chức đó được minh bạch, công khai hay không thì việc sử dụng hóa đơn cho vấn đề này là khá cần thiết. Vậy theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn đó được tính chi phí không? Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Khái quát về hóa đơn bán lẻ?
Loại hóa đơn được người bán xuất cho người mua khi có giao dịch mua hàng thì sẽ được nhận định là loại hóa đơn bán lẻ. Loại hóa đơn bán lẻ này không được cơ quan thuế quản lý bởi vì loại hóa đơn này thường không có nhiều giá trị pháp lý theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình thì các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh có thể tự thiết kế, in ấn sử dụng cũng như quản lý hóa đơn của mình. Loại hóa đơn này được chúng ta sử dụng rất nhiều trong hoạt động mua sắm của cuộc sống hàng ngày. Theo như thông thường và theo như sự tìm hiểu của tác giả thì hóa đơn này thường được in bằng 2 loại giấy in phổ biến là giấy in kim và giấy in nhiệt.
Trên thị trường hiện nay đang được lưu hành 3 loại hóa đơn bán lẻ và mỗi loại hóa đơn sẽ phù hợp với từng đối tượng kinh doanh nhất định.
– Thứ nhất, đó chính là hóa đơn bán lẻ 1 liên
Đây là loại hóa đơn chỉ có 1 liên duy nhất. Liên này sẽ chỉ được giao cho người mua và mục đích chính là tạo sự minh bạch trong mua bán. Hóa đơn này thường được in thành quyển và dễ dàng xé ra khi bán hàng. Tùy vào nhu cầu mà chỉ kinh doanh có thể lựa chọn khổ giấy phù hợp.
– Thứ hai, đó chính là hóa đơn bán lẻ 2 liên
Loại hóa đơn này thường sẽ gồm 2 liên với 2 màu khác nhau. Liên 1 sẽ được giao cho khách hàng và liên 2 sẽ do cửa hàng giữ. Liên 2 chính là bản sao của liên 1 và người ta thường dùng giấy in kim để in sao kê nội dung của liên 1.
Liên 2 được giữ lại với mục đích chính là giữ lại bản sao để lưu trữ cũng như đối chiếu việc xuất hàng hóa. Hóa đơn bán lẻ 2 liên thường sẽ được dùng ở các doanh nghiệp hoặc cửa hàng kinh doanh sản phẩm có bảo hành, chính sách đổi trả rõ ràng và cần lưu lại thông tin để đối chiếu về sau. Hóa đơn sẽ được đánh số và liên 1, liên 2 sẽ được đánh số giống nhau để việc đối chiếu thông tin được dễ dàng hơn.
– Thứ ba, đó chính là hóa đơn bán lẻ 3 liên
Loại hóa đơn trong đó, liên 2,3 là bản sao của liên 1 thì được gọi với tên gọi đó chính là hóa đơn 3 liên. Hóa đơn này được sử dụng khi doanh nghiệp, cửa hàng cần thêm liên để lưu trữ cũng như giao cho khách hàng và đơn vị trung gian như đơn vị vận chuyển, bán hàng qua mạng,…
Trên thực tế thì hóa đơn bán lẻ không có nhiều giá trị về pháp lý hay thuế nhưng nó cũng đóng những vai trò quan trọng như: Chứng minh được giao dịch đã diễn ra giữa 2 bên, là bằng chứng trong trường hợp xảy ra tranh chấp và thể hiện chi tiết nội dung giao dịch mua bán.
2. Hóa đơn bán lẻ dưới 200 nghìn đó được tính chi phí không?
Trên cơ sở quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hóa đơn bán lẻ dưới 200k thì các khoản chi phí của cá nhân, tổ chức cơ quan đang hoạt động có chứng từ chỉ được phản ánh trong hệ thống sổ sách kế toán của cơ sở kinh doanh theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề này. Những chứng từ chi phí không đảm bảo tính hợp pháp theo chế độ quy định thì không được tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập chịu thuế. Các trường hợp thường gặp phải là:
+ Các khoản thực chi nhưng không có hoá đơn chứng từ theo quy định.
+ Các khoản chi phí đã phát sinh trong năm và liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có hoá đơn nhưng hoá đơn không hợp pháp như mua phải hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn, hóa đơn không thông báo phát hành với cơ quan thuế, hóa đơn đã hủy bỏ cắt góc….
Hóa đơn hợp lệ là hóa đơn được biết đến hóa đơn có phí VAT, hóa đơn bán hàng là các loại hóa đơn tự in có đăng ký và là đủ các thủ tục theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
Với hóa đơn lẻ được nhận định là những chi phí theo cách này không do Bộ tài chính phát hành, hoặc cho phép doanh nghiệp tự in, tự tạo hay đi in.
Về thuế thu nhập doanh nghiệp theo như quy định thì được biết đến với hoạt động xuất toán không được xem là chi phí hợp lý hợp lệ
Cuối năm khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp 201x phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán thu nhập doanh nghiệp nó nằm ở mục B4 = xxxx của tờ khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK chi phí không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp làm tăng doanh thu tính thuế x 20%.
Đối với hóa đơn bán lẻ có giá trị dưới 200.000 thì việc tính chi phí bán lẻ hóa đơn này có được tính vào chi phí không, điều này đã được Bộ tài chính quy định cụ thể tại khoản 1 và Điểm 2.4, Khoản 2 Điều 6. Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế Thu Nhập Doanh nghiệp có quy định:
“1. Trừ các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản chi sau:
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.”
“2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:
– Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra
– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
– Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
– Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”
Hóa đơn bán lẻ có giá trị dưới 200 nghìn có được tính vào chi phí giảm trừ không là câu hỏi mà tác giả đã đặt gia ở đề bài và cần được giải đáp. Vậy thì theo như quy định mà tác giả đã nêu ra ở trên tại khoản 1 và Điểm 2.4, Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC thì thì các khoản chi phí được đánh giá có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, có đủ hóa đơn và chứng từ theo quy định sẽ được tính vào chi phí được trừ, không bắt buộc phải là hóa đơn đỏ. Việc này sẽ được thực hiện khi chứng minh được việc chi những mặt hàng có các khoản chi phí có giá trị dưới 200.000 nghìn là hợp lý với thực tiễn và với cả các quy định của pháp luật Việt Nam ban hành.
3. Các mặt hàng được phép lập bảng kê mà không cần phải có hóa đơn?
Trên cơ sở quy định của pháp luật về hoá đơn bán lẻ dưới 200k thì doanh nghiệp mua của hộ cá nhân không kinh doanh tự trồng trọt và bán tại vườn (không phải mua lại của đại lý hay thương lái).Trường hợp doanh nghiệp mua hàng trong các tình huống sau:
+ Mua đất, đá, sỏi cát của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra.
+ Mua hàng hóa nông sản, thủy sản, hải sản của người SX đánh bắt trực tiếp bán ra
+ Mua hàng thủ công làm từ cói, đay, tre, nứa, lá song, mây, rơm, vở dừa hoặc nguyên liệu từ sản phẩm nông nghiệp của người SX thủ công không KD trực tiếp bán ra.
+ Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt.
+ Mua đồ dùng, dịch vụ, tài sản của cá nhân, hộ gia đình không kinh doanh trực tiếp bán ra.
+ Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân KD (không gồm các trường hợp trên) có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng.
Hồ sơ bao gồm:
+ Biên bản bàn giao hàng hóa
+ Hợp đồng mua bán
+ Chứng từ thanh toán: chuyển khoản qua ngân hàng hoặc tiền mặt
+ Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn GTGT mẫu 01/TNDN (được ban hành kèm theo TT 78/2014/TT-BTC).