Hồ sơ và thủ tục xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ hưu sớm mới nhất năm 2021. Hồ sơ, các giấy tờ pháp lý cần thiết, trình tự và thủ tục xin nghỉ hưu sớm, nghỉ hưu non theo quy định mới nhất năm 2021.
Vào nửa cuối năm 2017, đầu 2018, tập thể những người lao động nóng lên vấn đề “nghỉ hưu sớm”, họ tìm hiểu các quy định để đủ điều kiện cơ bản để nghỉ hưu. Tuy nhiên, luật cũng tạo điều kiện được hưởng lương hưu hàng tháng cho người lao động nghỉ hưu sớm trong trường hợp suy giảm khả năng lao động. Cụm từ “nghỉ hưu trước tuổi”, “nghỉ hưu sớm”, “nghỉ hưu non” đang chiếm nhiều lượt tìm kiếm hiện nay, theo đó thì những vấn đề liên quan đến hồ sơ, thủ tục để hưởng chế độ này cũng là vấn đề được quan tâm của nhiều người lao động và cũng cần được làm rõ như sau:
Tư vấn hồ sơ và thủ tục xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ hưu sớm trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Về điều kiện nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2018 trở đi:
- 2 2. Về hồ sơ xin hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi:
- 3 3. Về thủ tục xin hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi:
- 4 4. Điều kiện nghỉ hưu khi thuộc trường hợp tinh giản biên chế
- 5 5. Bảo lưu bảo hiểm để hưởng lương hưu khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu
- 6 6. Các chế được hưởng khi nghỉ hưu vì lý do sức khỏe
1. Về điều kiện nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2018 trở đi:
Theo quy định tại Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định điều kiện của người nghỉ hưu trước độ tuổi lao động được quy định như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”
Như vậy, theo quy định của luật điều kiện để người lao động có thể nghỉ hưu trước tuổi gồm những điều kiện sau:
– Có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.
– Bị suy giảm khả năng lao động theo tỷ lệ:
+ 61% trở lên đối với nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi tính từ ngày 01/01/2016, sau đó mỗi năm tăng thêm 1 tuổi, cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện nghỉ hưu.
+ 81% trở lên đối với nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.
+ 61% trở lên có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Theo cách tính như vậy, người muốn nghỉ hưu sớm vào năm 2018 thì phải đáp ứng đủ các điều kiện:
– Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên.
– Có giám định sức khỏe suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
– Độ tuổi đối với nam là đủ 53 tuổi, đối với nữ là đủ 48 tuổi.
Tương tự đến năm 2019, độ tuổi đủ điều kiện nghỉ hưu sớm đối với nam là 54 tuổi, với nữ là 49 tuổi; thời điểm người lao động nghỉ hưu càng muộn, thì số tuổi đủ điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi sẽ càng tăng lên cho đến năm 2020 trở đi thì độ tuổi đủ điều kiện nghỉ hưu sớm đối với nam sẽ là đủ 55 tuổi và đối với nữ là đủ 50 tuổi.
Khi người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu sớm thì có thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để làm thủ tục hưởng lương hưu cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.
2. Về hồ sơ xin hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi:
Căn cứ vào quy định tại Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ để hưởng lương hưu như sau:
– Sổ Bảo hiểm xã hội;
– Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
Người nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của pháp luật cần phải thực hiện thủ tục giám định mức suy giảm khả năng lao động. Hồ sơ giám định sức khỏe được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư số56/2017/TT-BYT, người lao động cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động
– Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây:
+ Tóm tắt hồ sơ bệnh án.
+ Giấy xác nhận khuyết tật.
+ Giấy ra viện.
+ Sổ khám bệnh.
+ Bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp.
+ Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động
– Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây:
+ Chứng minh nhân dân;
+ Căn cước công dân;
+ Hộ chiếu còn hiệu lực.
Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Hồ sơ này do người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ đến Hội đồng giám định y khoa nơi người lao động đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống. Kết quả giám định của Hội đồng giám định y khoa, người lao động phải có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động đáp ứng được yêu cầu của luật là 61% trở lên thì đủ điều kiện để giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi.
3. Về thủ tục xin hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi:
Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu được quy định cụ thể tai khoản 3, Điều 18 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
“3. Thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động đối với người có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động theo các trường hợp quy định tại Điều 16 của Thông tư này”.
Như vậy, vào thời điểm từ ngày 01 tháng liền sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động của Hội đồng y khoa thì người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi có thể tiến hành làm thủ tục để hưởng lương hưu non.
Hồ sơ của người lao động hưởng lương hưu sẽ do người sử dụng lao động nộp lên cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Tính từ ngày 01 tháng liền sau tháng có kết luận suy giảm khả năng lao động của Hội đồng y khoa, người sử dụng lao động sẽ nộp hồ sơ xin hưởng lương hưu của người lao động trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu.
Thời hạn giải quyết hồ sơ là trong vòng 20 ngày kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành giải quyết và tổ chức chi trả tiền lương hưu cho người lao động.
Nếu không giải quyết cơ quan Bảo hiểm phải có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người lao động được biết, tránh tình trạng không trả lời và không nêu rõ lý do làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.
Trên đây là toàn bộ thủ tục, hồ sơ mới nhất để người lao động đủ điều kiện có thể xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ra nếu còn có vướng mắc về vấn đề nghỉ hưu trước tuổi, hay các vấn đề liên quan đến Bảo hiểm xã hội khác bạn cũng có thể tham khảo các dịch vụ dưới đây của Luật Dương Gia.
4. Điều kiện nghỉ hưu khi thuộc trường hợp tinh giản biên chế
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư văn phòng Luật Dương gia. Bố tôi 52 tuổi, có 34 năm tham gia BHXH làm việc tại Trường Cao đẳng GTVT TW II.( tháng 2 năm 2020 bố tôi đủ 55 tuổi. Do nhà trường không thể sắp xếp được công việc nên bố tôi bị yêu cầu về theo Nghị định 108/2014/NĐ – CP. Tôi muốn hỏi nếu bây giờ về bố tôi có được làm sổ hưu ngay không? Nếu không thì bao giờ được làm và thủ tục làm như thế nào ạ. Mong quý luật sư giúp đỡ…?
Luật sư tư vấn:
“Tinh giản biên chế” là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế. Trước tiên xác định bố bạn thuộc trường hợp tinh giản biên chế thì bố bạn có thể hưởng một trong các chế độ:
+ Chính sách về hưu trước tuổi
+ Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước
+ Chính sách thôi việc
Đối với chính sách về hưu trước tuổi bố bạn phải thuộc vào các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:
– Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;
– Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu là 55 tuổi (nam), 50 tuổi (nữ)
– Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
Trường hợp 2: Nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ theo trường hợp 1 nêu trên.
Trường hợp 3: Nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Trường hợp 4: Nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Như vậy, bạn cần phải kiểm tra bố bạn có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên hay không thì bố bạn mới được giải quyết theo chính sách nghỉ hưu, nếu không thuộc trường hợp nêu trên thì bố bạn mới có được sổ hưu.
5. Bảo lưu bảo hiểm để hưởng lương hưu khi chưa đủ tuổi nghỉ hưu
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi năm nay 45 tuổi, là công nhân lao động trong ngành chè, đến nay đã đóng bảo hiểm xã hội được 28 năm. Hiện nay tôi muốn dừng đóng bảo hiểm xã hội để nghỉ chờ đến tuổi được hưởng chế độ hưu trí theo quy định. Tôi mong luật sư tư vấn giúp tôi vài thắc mắc sau:
1. Nếu dừng đống bảo hiểm xã hội ở thời điểm hiện tại thì mức hưởng của tôi khi đến tuổi là bao nhiêu % mức lương hiện tôi đang hưởng.
2. Nếu tôi dừng đóng bảo hiểm xã hội ở thời điểm trước 01/01/2018 thì khi đến tuổi hưởng chế độ tôi được hưởng theo quy định hiện hành hay được hưởng theo quy đinh sau ngày 01/01/2018.
Rất mong luật sư tư vấn giúp tôi, tô xin trân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 54
– Có đủ ít nhất 20 năm đóng bảo hiểm xã hội
– Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn năm nay 45 tuổi và đã có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bạn đã đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội ( ít nhất 20 năm) để hưởng lương hưu tuy nhiên chưa đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật (nam 60 tuổi trở lên, nữ 55 tuổi trở lên). Căn cứ Điều 61 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“ Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ tuổi để hưởng chế độ hưu trí.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội 2014 hướng dẫn tại Điều 7
– Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%
– Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%
– Lao động nam nghỉ hưu từ năm 2018 thì tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 16 năm đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu năm 2019 45% tương ứng 17 năm đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu năm 2020, 45% tương ứng 18 năm đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu năm 2012, 45% tương ứng 19 năm đóng bảo hiểm xã hội, nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi, 45% tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%
– Mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định giảm 2%
Luật sư tư vấn pháp luật bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm: 1900.6568
Theo quy định của Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 18 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định thì thời điểm hưởng lương hưu được xác định như sau:
– Thời điểm đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là ngày 01 tháng liền kề sau tháng sinh của năm mà người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hương lương hưu, trường hợp không có ngày, tháng sinh mà chỉ có năm sinh thì thời điểm được xác định kể từ ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm người lao động đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu.
– Trường hợp nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động thì tính từ ngày 01 tháng liền kề sau tháng có kết luận bị suy giảm khả năng lao động.
Trong thời gian 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội nộp hồ sơ hưởng lương hưu cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn dừng đóng bảo hiểm xã hội hiện tại thì mức hưởng cho đến khi bạn đủ tuổi hưởng lương hưu được áp dụng theo quy định của pháp luật vào thời điểm bạn đủ diều kiện hưởng lương hưu.
6. Các chế được hưởng khi nghỉ hưu vì lý do sức khỏe
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi sinh năm 1962 có thời gian công tác liên tục từ tháng 4/1982 đến nay. Đến tháng 8 năm 2018 do sức khỏe yếu tôi có nhu cầu nghỉ hưu trước tuổi tôi xin hỏi: 1- người sử dụng lao động không cho nghỉ có đúng không. 2 – nếu nghỉ thì phải làm các thủ tục gì. 3 – nếu được nghỉ thì lương hưu hưởng là bao nhiêu. 4 – tôi xin hưởng chế độ 1 lần có được không. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì năm nay bạn 56 tuổi là nam, bạn tham gia bảo hiểm xã hội được 36 năm vì lý do sức khỏe yếu có nhu cầu nghỉ hưu trước tuổi.
Câu hỏi thứ nhất
Khi bạn thôi việc đúng quy định của pháp luật thì bạn sẽ được nhận trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng làm việc và được hưởng các chế độ khác của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội.
Trường hợp, bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trái quy định của pháp luật, hoặc bị sa thải, hoặc thuộc trường hợp đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội là hơn 20 năm và đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu (60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ) thì bạn không thuộc trường hợp được nhận trợ cấp thôi việc.
Việc người sử dụng lao động không đồng ý cho bạn nghỉ hưu không ảnh hưởng đến việc bạn nghỉ hưu trước tuổi
Câu hỏi thứ hai, thứ ba
Điều kiện để hưởng lương hưu đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội là hơn 20 năm và đủ điều kiện về tuổi nghỉ hưu (60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ.
Theo quy định về khoản 1 Điều 55
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”
Đối chiếu các quy định trên thì bạn có 36 năm tham gia bảo hiểm xã hội thì bạn đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Do bạn 56 tuổi. Khi đó, nếu bạn có nguyện vọng nghỉ hưu thì có thể đề nghị Hội đồng Giám định Y khoa giám định mức suy giảm khả năng lao động và kết quả bà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mới đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định, nhưng mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định sẽ bị giảm trừ 2%.
Trong trường hợp không đủ điều kiện như trên, bạn có thể tiếp tục công tác hoặc có thể nghỉ việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi bạn đủ 60 tuổi, khi đó bạn sẽ được hưởng chế độ hưu trí theo quy định.
Nếu như bạn đang muốn nghỉ hưu trước tuổi và muốn giám định thì bên bạn và người sử dụng lao động cần phối hợp chuẩn bị hồ sơ như sau:
+ Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động
“Trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, cơ quan BHXH cấp tỉnh cấp giấy giới thiệu theo mẫu”:
+ Giấy đề nghị giám định (theo mẫu)
+ Tóm tắt hồ sơ của người lao động (theo mẫu)
Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, gửi lên cơ quan có thẩm quyền thực hiện là Hội đồng Giám định Y khoa:
Thủ tục hưởng lương hưu
Bạn phải gửi hồ sơ tới cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận huyện bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội;
– Quyết định nghỉ việc đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội;
– Đơn đề nghị hưởng lương hưu đối với người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội..
– Biên bản giám định tỉ lệ suy giảm khả năng lao động
Câu hỏi thứ tư
Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định điều kiện người lao động được hưởng trợ cấp BHXH một lần như sau:
“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”
Như vậy, nếu bạn thuộc các trường hợp trên thì bạn sẽ được hưởng chế độ một lần theo quy định của pháp luật.