Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản pháp luật
  • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
  • Tư vấn tâm lý
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Văn bản pháp luật

Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017

  • 17/01/202017/01/2020
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    17/01/2020
    Văn bản pháp luật
    0

    Thông tư 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.

      THÔNG TƯ

      QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG THUỘC LĨNH VỰC Y TẾ

      Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;

      Căn cứ Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

      Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

      Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em,

      Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.

      Chương I

      NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

      Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

      Thông tư này quy định về:

      1. Bệnh, thẩm quyền xác định bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.

      2. Khám giám định mức suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) để hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và thân nhân.

      3. Việc cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, trích sao hồ sơ bệnh án, giấy xác nhận nghỉ dưỡng thai, giấy xác nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

      Điều 2. Đối tượng áp dụng

      1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 43 của Luật an toàn vệ sinh lao động.

      2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đà có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

      3. Người đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ tử tuất là thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (sau đây gọi tắt là thân nhân người lao động).

      Điều 3. Giải thích từ ngữ

      Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

      1. Thời gian nghỉ việc điều trị ngoại trú là thời gian người lao động không đủ sức khỏe để đi làm và được người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh chỉ định điều trị ngoại trú.

      2. Bản sao hợp lệ là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính.

      3. Trích sao hồ sơ bệnh án là bản tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

      Chương II

      BỆNH ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT LẦN VÀ HỒ SƠ KHÁM GIÁM ĐỊNH ĐỂ HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

      Điều 4. Bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

      Các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần gồm:

      1. Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

      2. Các bệnh, tật ngoài các bệnh quy định tại khoản 1 Điều này có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

      Điều 5. Hồ sơ khám giám định lần đầu

      1. Hồ sơ khám giám định lần đầu do tai nạn lao động:

      a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người bị tai nạn lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định không còn thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động;

      b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án;

      c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012 của liên tịch Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động;

      d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.

      Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.

      đ) Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

      2. Hồ sơ khám giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp:

      a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người được giám định lần đầu bệnh nghề nghiệp thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động tại thời điểm đề nghị khám giám định hoặc Giấy đề nghị khám giám định của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với trường hợp người lao động không còn làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp mà phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp trong thời gian bảo đảm của bệnh, bao gồm cả người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng và người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng;

      b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;

      c) Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp của người lao động có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).

      Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.

      d) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

      3. Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động:

      a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;

      b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;

      c) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

      4. Hồ sơ khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất:

      a) Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

      b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;

      c) Một trong các giấy tờ quy định lại điểm d khoản 1 Điều này.

      5. Hồ sơ khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai:

      a) Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

      b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án (Bệnh án sản khoa hoặc bệnh khác), Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;

      c) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

      6. Hồ sơ khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần:

      a) Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

      b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc nhiều các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;

      c) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này.

      Điều 6. Hồ sơ khám giám định lại do tái phát

      1. Hồ sơ khám giám định lại đối với trường hợp tái phát tổn thương do tai nạn lao động:

      a) Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này;

      b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này ghi rõ tổn thương tái phát.

      Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định.

      c) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ: Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó.

      Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này: Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại.

      d) Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư này.

        Tải văn bản tại đây

        Theo dõi chúng tôi trên Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Giấy chứng sinh


        CÙNG CHỦ ĐỀ
        ảnh chủ đề

        Có được sử dụng giấy chứng sinh để nộp hồ sơ thai sản?

        Chế độ thai sản là một trong những quyền lợi của mỗi người lao động. Vậy có được sử dụng giấy chứng sinh để nộp hồ sơ thai sản?

        ảnh chủ đề

        Giấy chứng sinh là gì? Giấy chứng sinh cho trẻ sinh tại nhà?

        Giấy chứng sinh là một trong những loại giấy tờ rất quen thuộc trong cuộc sống hiện nay, cụ thể giấy chứng sinh là gì? Cấp Giấy chứng sinh cho trẻ sinh tại nhà như thế nào?

        ảnh chủ đề

        Có được đặt tên con khác với tên trên giấy chứng sinh không?

        Có được đặt tên con khác với tên trên giấy chứng sinh không? Giấy chứng sinh được hiểu như thế nào? Thủ tục cấp Giấy chứng sinh? Mẫu giấy chứng sinh mới nhất?

        ảnh chủ đề

        Thủ tục đăng ký khai sinh cho con khi mất giấy chứng sinh

        Giấy chứng sinh là gì? Thẩm quyền cấp giấy chứng sinh? Thủ tục cấp giấy chứng sinh như thế nào? Mất giấy chứng sinh có đăng ký khai sinh được không? Xin cấp lại giấy chứng sinh được không?

        ảnh chủ đề

        Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng sinh và hướng dẫn viết đơn

        Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng sinh là gì? Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng sinh? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng sinh chi tiết nhất? Một số quy định về cấp giấy chứng sinh?

        ảnh chủ đề

        Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy chứng sinh và hướng dẫn viết tờ khai chi tiết nhất

        Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy chứng sinh là gì? Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy chứng sinh? Hướng dẫn viết tờ khai đề nghị cấp giấy chứng sinh? Các quy định và thủ tục liên quan về giấy chứng sinh?

        ảnh chủ đề

        Mẫu hướng dẫn cách ghi giấy chứng sinh

        Mẫu hướng dẫn cách ghi giấy chứng sinh. Khi ghi các nội dung trên giấy chứng sinh cần ghi theo nội dung hưỡng dẫn cách ghi giấy chứng sinh.

        ảnh chủ đề

        Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng sinh và hướng dẫn thủ tục

        Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng sinh là gì? Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng sinh? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy chứng sinh? Thủ tục cấp lại giấy chứng sinh?

        ảnh chủ đề

        Thẩm quyền và thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng sinh mới nhất

        Thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng sinh? Thủ tục cấp Giấy chứng sinh? Thủ tục cấp lại Giấy chứng sinh? Thủ tục đăng ký khai sinh khi không có giấy chứng sinh?

        ảnh chủ đề

        Giấy tờ thay thế giấy chứng sinh khi đăng ký khai sinh

        Giấy tờ thay thế giấy chứng sinh khi đăng ký khai sinh? Quy định về đăng ký khai sinh?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Duong Gia Logo

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ:  227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Chat zalo Liên hệ theo Zalo Chat Messenger Đặt câu hỏi
        Mở Đóng
        Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu gọi lạiYêu cầu dịch vụ
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường

          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ
        id|52172|
        "