Tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015? Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự? Tại sao Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân?
Một chủ thể trong quan hệ dân sự mà chúng ta rất quen thuộc khi nhắc tới nó đó chính là pháp nhân. Khác với cá nhân, pháp nhân là một tổ chức, nhưng không phải tổ chức nào cũng là pháp nhân mà để được công nhận là pháp nhân thì tổ chức đó cần có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Vậy song song với các tổ chức là pháp nhân, Vậy Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự được hiểu như thế nào? Pháp luật quy định về Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự ra sao? Dưới đây công ty Luật Dương Gia chúng tôi xin cung cấp các thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật Dân sự 2015
Luật Doanh Nghiệp 2020
Luật sư
1. Tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015
1.1. Pháp nhân là gì?
Muốn phân biệt được pháp nhân và các tổ chức không phải là pháp nhân đầu tiên phải hiểu về định nghĩa pháp nhân, pháp nhân là một khái niệm được quy định dựa theo điều 74 Bộ luật dân sự 2015. Tuy không quy định cụ thể về khái niệm, nhưng qua các điều kiện thì có thể đưa ra một khái niệm cơ bản của pháp nhân. Pháp nhân là một tổ chức (một chủ thể pháp luật) có tư cách pháp lý độc lập, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội… theo quy định của pháp luật. Đây là một khái niệm trong luật học dùng để phân biệt với thể nhân (cá nhân) và các tổ chức khác.
1.2. Điều kiện để có tư cách pháp nhân
Căn cứ theo quy định tại điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đủ 4 điều kiện sau:
“a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
Theo đó có thể thấy nếu một tổ chức muốn được công nhận là một pháp nhân thì phải đáp ứng đầy đủ 04 điều kiện như chúng tôi nêu ra như trên. Theo đó nếu đã có đủ các điều kiện thì pháp nhân đó sẽ được công nhận theo quy định và hoạt động theo chế độ và quy định của pháp luật về pháp nhân.
2. Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự
Có thể khẳng định,
Từ quy định này, theo phương pháp loại trừ có thể khẳng định, các tổ chức khác đang tồn tại thực tế trong xã hội không đáp ứng đủ các điều kiện trên không có tư cách pháp nhân. Các thực thể pháp lý này dù không có tư cách pháp nhân nhưng vẫn là loại hình tổ chức độc lập với thành viên hay chủ sở hữu, và đang tham gia các quan hệ pháp luật như: quan hệ lao động, quan hệ sản xuất kinh doanh, quan hệ nộp thuế đối với Nhà nước… Bộ luật dân sự năm 2015 không hạn chế sự tham gia các quan hệ pháp luật dân sự của các thực thể pháp lý này thậm chí còn ghi nhận và đảm bảo cho các thực thể pháp lý này tham gia các quan hệ pháp luật phù hợp với địa vị pháp lý của chúng. Các tổ chức không có tư cách pháp nhân, về cơ bản có thể phân làm ba nhóm sau:
+ Nhóm một, nhóm doanh nghiệp tư nhân và tổ chức hành nghề khác được tổ chức, thành lập theo mô hình doanh nghiệp tư nhân (các văn phòng luật sư, văn phòng thừa phát lại; doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản phá sản).
+ Nhóm ba, nhóm tổ chức khác như: Quỹ đầu tư chứng khoán, Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam khi thực hiện hoạt động hợp tác đầu tư…
Quy định này là cần thiết và hợp lý, bởi nó khắc phục được những hạn chế trên thực tế khi để hộ gia đình, tổ hợp tác, các tổ chức không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập như trong
3. Tại sao Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
3.1. Xét về điều kiện được thành lập theo quy định của pháp luật
Doanh nghiệp tư nhân được cá nhân thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp.
3.2. Xét về điều kiện cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp tư nhân được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020: Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
3.3. Xét về tính độc lập của tài sản và trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ
Căn cứ dựa trên quy định của pháp luật tại Điều 81 Bộ luật dân sự 2015 có thể thấy tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan. Như vậy theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
Theo đó, việc thực hiện hoạt động doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền như tăng hay có thể giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, ở tiêu chí này, tài sản của doanh nghiệp tư nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân không có tính độc lập rõ ràng do không có ranh giới. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tăng hoặc giảm số vốn đầu tư bất cứ lúc nào. Đồng nghĩa vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng có thể được chủ doanh nghiệp tư nhân sử dụng như tài sản cá nhân.
Bên xạnh đó thì doanh nghiệp tư nhân thực hiện nghĩa vụ, Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân bằng toàn bộ tài sản của mình chứ không dừng lại ở số vốn đăng ký đầu tư của Doanh nghiệp tư nhân.
3.4. Xét về điều kiện “Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập”
Doanh nghiệp tư nhân thì không được nhân danh chính doanh nghiệp đó để thực hiện việc tham gia với tư cách độc lập mà tư cách tham gia là của Chủ doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể, khoản 3 Điều 185 Luật doanh nghiệp 2020 quy định đó là chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp. Như vậy, từ việc xét các điều kiện của pháp nhân được quy định trong Bộ luật dân sự 2015, có thể kết luận: Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân vì:
+ Đối với tài sản của doanh nghiệp tư nhân thì tài sản này hoàn toàn không có tính độc lập với cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và Chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp chứ không phải doanh nghiệp tư nhân.
+ Ngoài ra xét về quan hệ tố tụng tại Tòa án và Trọng tài thì doanh nghiệp tư nhân không được độc lập nhân danh mình để tham gia.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.