Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn pháp luật đất đai
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật thuế
  • Hỏi đáp pháp luật
    • Hỏi đáp pháp luật dân sự
    • Hỏi đáp pháp luật hôn nhân
    • Hỏi đáp pháp luật giao thông
    • Hỏi đáp pháp luật lao động
    • Hỏi đáp pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Hỏi đáp pháp luật thuế
    • Hỏi đáp pháp luật doanh nghiệp
    • Hỏi đáp pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Hỏi đáp pháp luật đất đai
    • Hỏi đáp pháp luật hình sự
    • Hỏi đáp pháp luật hành chính
    • Hỏi đáp pháp luật thừa kế
    • Hỏi đáp pháp luật thương mại
    • Hỏi đáp pháp luật đầu tư
    • Hỏi đáp pháp luật xây dựng
    • Hỏi đáp pháp luật đấu thầu
  • Yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Biểu mẫu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ Luật sư
    • Dịch vụ nổi bật
    • Chuyên gia tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Tư vấn pháp luật

Pháp nhân thương mại là gì? So sánh pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại?

Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Pháp nhân thương mại là gì? So sánh pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại?
  • 26/11/202026/11/2020
  • bởi Luật gia Hoàng Thị Lương
  • Luật gia Hoàng Thị Lương
    26/11/2020
    Tư vấn pháp luật
    0

    Pháp nhân thương mại là gì? Pháp nhân phi thương mại là gì? So sánh pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Khái niệm pháp nhân quy định tại Bộ luật Dân sự 2015? Đặc điểm của pháp nhân?

    Mục lục

    • 1 1. Pháp nhân thương mại là gì? Pháp nhân phi thương mại là gì?
    • 2 2. Các loại hình của pháp nhân thương mại và phi thương mại
    • 3 3. Mục đích của pháp nhân thương mại và phi thương mại
    • 4 4. Luật điều chỉnh đối với pháp nhân thương mại và phi thương mại

    Hiện nay, việc pháp triển không ngừng trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngày càng xuất hiện nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp. Đối với việc hoạt động kinh doanh, điều quan trọng nhất trong việc đi vào hoạt động kinh doanh đầu tiên chúng ta cần biết và am hiểu một ít về vấn đề pháp lý, như việc thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép điều kiện cho công ty hoặc sản phẩm kinh doanh của công ty.

    Do đó, có thể thấy khi ta hiểu về pháp lý chúng ta có thể dễ dàng tránh được những rủi ro như phạt hành chính do vi phạm các quy định của cơ quan Nhà nước. Hôm nay, chúng tôi đề cập đến một chủ đề pháp lý liên quan đến vấn đề kinh doanh thương mại, đó là phân biệt giữa pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại, pháp nhân là gì? pháp nhân thương mại là gì? Pháp nhân phi thương mại là gì?

    Theo quy định tại Điều 74, Bộ luật Dân sự 2015:

    “1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

    b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

    c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

    d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”.

    Pháp nhân là một tổ chức thống nhất, độc lập, hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp. Ví dụ về pháp nhân: Công ty TNHH, Công ty cổ phần là những tổ chức doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Ví dụ về tổ chức được thành lập nhưng không phải là pháp nhân: Doanh nghiệp tư nhân, không có tư cách pháp nhân.

    Về khái niệm pháp nhân, có thể căn cứ thêm tại Điều 1 – Khái niệm về pháp nhân đưa ra trong Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN:

    Xem thêm: Pháp nhân là gì? Khi nào một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân?

    “Pháp nhân có nghĩa là bất kỳ thực thể pháp lý nào được thành lập hoặc tổ chức một cách hợp pháp theo luật hiện hành, vì lợi nhuận hoặc không vì lợi nhuận, thuộc sở hữu tư nhân hay sở hữu nhà nước, bao gồm mọi công ty, tập đoàn, liên danh, liên doanh, công ty một chủ hoặc hiệp hội”

    Theo đó, để một tổ chức được công nhận là pháp nhân thì phải đáp ứng đồng thời 4 điều kiện:

    – Thứ nhất, được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức đó có đăng ký pháp nhân. Ví dụ: Anh A, anh B, anh C cùng nhau góp tiền thành lập công ty công ty cổ phần ABC => Công ty cổ phần ABC là một pháp nhân.

    – Thứ hai, tổ chức đó phải có cơ quan điều hành và tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều hành được quy định trong điều lệ. Ví dụ: Với ví dụ công ty cổ phần ABC, khi thành lập phải có tổ chức điều hành như Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị trong công ty cổ phần ABC, được quy định chi tiết về cơ cấu tổ chức hoạt động trong điều lệ của công ty.

    – Thứ ba, tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Vẫn ví dụ trên, để thành lập được công ty ABC, anh A, anh B, anh C mỗi anh đã phải góp phần vốn, gọi chung là vốn điều lệ của doanh nghiệp. Vốn này sẽ vận hành doanh nghiệp hoạt động, tài sản này độc lập với tài sản của cá nhân anh A, anh B, anh C. Trong quá trình hoạt động, công ty ABC nếu có vấn đề kinh doanh thua lỗ sẽ chịu trách nhiệm trên chính phần vốn điều lệ và tài sản hiện hữu của công ty ABC, anh A, B, C không phải chịu trách nhiệm trên phần tài sản riêng mình đang có cho phần thua lỗ của công ty.

    – Thứ tư, tổ chức đó nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập, không bị chi phối bởi chủ thể khác. Vẫn ví dụ trên: Công ty ABC sẽ tự nhân danh tư cách pháp nhân của mình để tham gia ký kết hợp đồng thương mại, hợp đồng hợp tác … với các công ty, cá nhân khác.

    Khái niệm pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015.

    Về mặt giống nhau, pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại đều là pháp nhân nên hai hình thức này đều mang các đặc điểm: có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác, nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại đều chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. 

    Xem thêm: Tư cách thương nhân của doanh nghiệp tư nhân

    Về mặt khác nhau, có thể dựa vào các tiêu chí sau để phân biệt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại:

    so-sanh-phap-nhan-thuong-mai-va-phap-nhan-phi-thuong-mai.

    Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568

    1. Pháp nhân thương mại là gì? Pháp nhân phi thương mại là gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Bộ luật Dân sự 2015: Pháp nhân thương mại có đầy đủ các dấu hiệu của pháp nhân và có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

    1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

    2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

    3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    – Trách nhiệm pháp lý của pháp nhân thương mại là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước (thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật, trong đó nhà nước (thông qua cơ quan có thẩm quyền) có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật đối với pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật hoặc pháp nhân thương mại phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi trái pháp luật.

    Xem thêm: Các quy định mới về pháp nhân trong Bộ luật dân sự năm 2015

    Ngược lại, căn cứ theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Dân sự 2015 pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

    2. Các loại hình của pháp nhân thương mại và phi thương mại

    Đối với pháp nhân thương mại, bao gồm các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Đây là các tổ chức được thành lập nhằm mục đích thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận, vấn đề lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các tổ chức này. Dựa vào luật chuyên ngành để xác định các loại hình của pháp nhân, ví dụ như với khái niệm về pháp nhân ở trên có thể thấy công ty, doanh nghiệp là các tổ chức có tư cách pháp nhân. Việc lựa chọn loại hình cho các tổ chức trên dựa vào Luật doanh nghiệp năm 2014 để lựa chọn loại hình cho phù hợp với mô hình góp vốn, đầu tư và kinh doanh của tổ chức mình.

    Ngược lại, pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác. Đây là các cơ quan được thành lập vì mục đích cụ thể tùy theo loại hình tổ chức nhưng không phải lợi nhuận. Các tổ chức này có thể thực hiện các hoạt động thu lợi nhuận nhưng đó không phải là mục tiêu thành lập tổ chức, hoạt động thu lợi nhuận đó được thực hiện nhằm mục đích tạo quỹ duy trì hoạt động cho tổ chức.

    3. Mục đích của pháp nhân thương mại và phi thương mại

    Pháp nhân thương mại được thành lập nhằm mục tiêu chính là lợi nhuận và khi thu được lợi nhuận sẽ chia cho các thành viên của pháp nhân theo thỏa thuận, tỷ lệ phần vốn góp… tùy vào loại hình của doanh nghiệp. Có thể thấy, pháp nhân thương mại mang yếu tố mục đích lợi ích riêng của pháp nhân, thành lập ra để kiếm lợi nhuận phân chia cho cá nhân hoặc pháp nhân góp vốn đầu tư hoặc tiếp tục cho vào quỹ pháp nhân nhằm mục đích duy trì lâu dài. Ví dụ: anh H và công ty M thành lập ra công ty trách nhiệm hữu hạn HM, với vốn điều lệ là 1 tỷ, công ty HM hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận sau đó sẽ chia cho anh H và công ty M để kiếm lợi nhuận cho riêng cá nhân anh H và tổ chức M.

    Trong khi đó, mục đích thành lập pháp nhân phi thương mại tùy thuộc vào từng tổ chức cụ thể, tuy nhiên các tổ chức là pháp nhân phi thương mại đều không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận. Nếu có lợi nhuận phát sinh sẽ được sử dụng để duy trì các hoạt động của tổ chức mà không phân chia cho các thành viên. Hiện nay, qua khái niệm về pháp nhân phi thương mại trên có thể thấy pháp nhân phi thương mại là tổ chức, có tư cách pháp nhân, hoạt động nhằm mục đích, lợi ích cộng đồng. Có thể hiểu, mục đích của pháp nhân phi thương mại mục đích chính không phải kinh doanh, cũng càng không phải vì kiếm lợi nhuận cho cá nhân hay tổ chức nào, mục đích chính là mang lợi ích cho một nhóm đối tượng nhất định mà pháp nhân phi thương mại thành lập ra hướng tới để hỗ trợ cho những nhóm đối tượng đó. Ví dụ: một số tổ chức tu viện, một số tổ chức hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn…

    Như vậy, nếu như mục tiêu chính của các pháp nhân thương mại là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận đó được chia cho các thành viên, thì ngược lại, pháp nhân phi thương mại không đặt ra mục tiêu này, và nếu có lợi nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.

    4. Luật điều chỉnh đối với pháp nhân thương mại và phi thương mại

    Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại đều chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015, tuy nhiên, do pháp nhân thương mại bao gồm các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế nên sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 2014  và quy định khác của pháp luật có liên quan. Trong khi đó, pháp nhân thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị… nên sẽ còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật gia Hoàng Thị Lương

    Chức vụ: Đang cập nhật ...

    Lĩnh vực tư vấn: Đang cập nhật ...

    Trình độ đào tạo: Đang cập nhật ...

    Số năm kinh nghiệm thực tế: Đang cập nhật ...

    Tổng số bài viết: 60 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Phân biệt giao dịch vô hiệu do giả tạo và do bị lừa dối
    - Pháp nhân trong luật dân sự 2015
    - Xác lập quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam
    - Các yếu tố lí lịch của pháp nhân
    - Có được bồi thường thiệt hại trong trường hợp do lỗi của người thuộc pháp nhân gây ra?
    - Biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội
    Xem thêm
    5.0
    01

    Tags:

    Pháp nhân

    Pháp nhân phi thương mại

    Pháp nhân thương mại

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Các tin cùng chuyên mục
    Tác giả là gì? Tác phẩm là gì? Quyền của tác giả đối với tác phẩm là gì?
    Góp vốn là gì? Vốn góp là gì? Quy định về các hình thức góp vốn?
    Tài sản gắn liền với đất là gì? Thủ tục bổ sung tài sản gắn liền trên đất vào sổ…
    An ninh trật tự là gì? Nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về an ninh trật tự
    Ủy nhiệm chi là gì? Cách ghi và quy trình thanh toán bằng ủy nhiệm chi?
    Ứng cử là gì? Quy định về quyền ứng cử, quyền bầu cử của công dân Việt Nam?
    Hành vi phạm tội là gì? Phạm tội và tội phạm khác nhau thế nào?
    Tống đạt là gì? Quy định của pháp luật về tống đạt văn bản tố tụng?
    Các tin mới nhất
    Lương khoán là gì? Quy định về cách tính và chế độ lương khoán?
    Lương cứng là gì? Phân biệt lương cứng với các loại lương khác?
    Thương hiệu quốc gia là gì? Các tiêu chí để trở thành thương hiệu quốc gia?
    Tòa án nhân dân là gì? Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Tòa án nhân dân
    Thu ngân sách nhà nước là gì? Nội dung và vai trò của thu ngân sách nhà nước?
    Ngân sách Nhà nước là gì? Khái niệm ngân sách Nhà nước?
    Trợ cấp thất nghiệp là gì? Điều kiện, thủ tục và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
    Trợ cấp thôi việc là gì? Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm?
    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    tu-van-phap-luat-truc-tuyen-mien-phi-qua-tong-dai-dien-thoai Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại 24/7
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín
    Tư vấn soạn thảo hợp đồng, giải quyết các tranh chấp hợp đồng

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Tư cách thương nhân của doanh nghiệp tư nhân
    18/01/2020
    Pháp nhân là gì? Khi nào một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân?
    11/01/2021
    Pháp nhân là gì? Khi nào một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân?
    Pháp nhân thương mại là gì? So sánh pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại?
    26/11/2020
    Xử lý khoản nợ của pháp nhân trong hoạt động kinh doanh
    11/08/2015
    Công ty nước ngoài có được phép cho công ty Việt Nam thuê xe không?
    11/08/2015
    Trách nhiệm của giám đốc đối với khoản nợ của công ty?
    11/08/2015
    Tình huống sáp nhập pháp nhân
    11/08/2015
    Quy định về hoạt động của pháp nhân
    11/08/2015
    Điều kiện cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam
    11/08/2015
    Tiêu chuẩn người đại diện theo pháp luật của công ty
    11/08/2015