Theo quy định của Luật doanh nghiệp thì Nghị quyết đại hội đồng cổ đông được hiểu là một văn bản thể hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong công ty cổ phần. Vậy hiệu lực và yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông:
Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông là một thủ tục trong quá trình thông qua nghị quyết đại hội đồng cổ đông, theo đó thì vấn đề này được quy định tại Điều 149
Trường hợp Điều lệ công ty cổ phần cần thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông không có quy định khác thì thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thực hiện theo quy định sau đây:
– Hội đồng quản trị nắm quyền điều hành công ty cổ phần, do đó Hội đồng quản trị có quyền lấy ý kiến cổ đông trong công ty theo hình thức bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông khi xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty. Tuy nhiên hình thức lấy ý kiến bằng văn bản này không được áp dụng đối với các trường hợp nghị quyết Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề phải thông qua bằng hình thức biểu quyết.
– Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì Hội đồng quản trị là chủ thể có trách nhiệm chuẩn bị phiếu lấy ý kiến, dự thảo để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, yêu cầu trong quá trình này là các tài liệu giải trình dự thảo nghị quyết và gửi đến tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, thời hạn gửi các tài liệu này chậm nhất là 10 ngày trước thời hạn phải gửi lại phiếu lấy ý kiến, nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn khác dài hơn.
Việc lập danh sách cổ đông gửi phiếu lấy ý kiến thực hiện như sau:
Cơ sở để lập Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông: danh sách đại hội đồng cổ đông có quyền dự họp được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty.
Yêu cầu đối với Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông như sau: danh sách hội đồng cổ đông phải ghi đầy đủ thông tin về cổ đông của công ty (họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân); danh sách này phải ghi đầy đủ thông tin về công ty: tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại, số và ngày đăng ký cổ đông của từng cổ đông, các thông tin ghi trên danh sách này phải chính xác, tránh các trường hợp thông tin sai.
Yêu cầu và cách thức gửi phiếu lấy ý kiến và tài liệu kèm theo thực hiện theo quy định mời họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điều 143 của Luật doanh nghiệp 2020.
Phiếu lấy ý kiến của Đại hội đồng cổ đông phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp: đây là các thông tin cơ bản và bắt buộc phải ghi trong phiếu lấy ý kiến;
+ Mục đích lấy ý kiến phải được ghi trong phiếu lấy ý kiến để những cổ đông được lấy ý kiến để cổ đông được biết về mục đích lấy ý kiến;
+ Phiếu lấy ý kiến của Đại hội đồng cổ đông cần ghi đầy đủ: Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức hoặc họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với đại diện của cổ đông là tổ chức, các thông tin này cần được ghi đầy đủ và chính xác theo quy định, đồng thời phiếu lấy ý kiến này còn phải ghi lại số lượng cổ phần của từng loại và số phiếu biểu quyết của cổ đông;
+ Vấn đề cần lấy ý kiến để thông qua: được ghi rõ trong phiếu lấy ý kiến của Đại hội đồng cổ đông để các cổ đông được biết đên vấn đề mà mình được lấy ý kiến;
+ Phương án biểu quyết bao gồm tán thành, không tán thành và không có ý kiến: được ghi vào Phiếu lấy ý kiến của Đại hội đồng cổ đông để
+ Thời hạn phải gửi về công ty phiếu lấy ý kiến đã được trả lời: thời hạn này phải được ghi trên Phiếu lấy ý kiến của Đại hội đồng cổ đông để cổ đông sau khi cho ý kiến sẽ gửi về công ty kịp thời;
+ Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị: cuối Phiếu lấy ý kiến của Đại hội đồng cổ đông cần có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị nhằm mục đích ghi nhận hiệu lực của phiếu.
2. Hiệu lực và yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông:
Yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được quy định tại Điều 151 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
– Thời hạn yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết hoặc biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
– Chủ thể có quyền hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông: Tòa án hoặc Trọng tài xem xét, hủy bỏ nghị quyết hoặc một phần nội dung nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
– Các trường hợp hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông cụ thể sau đây:
+ Trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật này và Điều lệ công ty, tuy nhiên khi Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự, thủ tục triệu tập họp và thông qua nghị quyết đó vi phạm quy định của Luật này và Điều lệ công ty;
+ Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty thì sẽ bị yêu cầu hủy Nghị quyết đại hội đồng cổ đông.
Hiệu lực của nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được quy định tại Điều 151 Luật doanh nghiệp 2020 như sau:
+ Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông sau khi được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông thì sẽ có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm có hiệu lực ghi tại nghị quyết đó.
+ Về ngoại lệ của hiệu lực Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông: theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì Nghị quyết đại hội đồng cổ đông sẽ được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự, thủ tục triệu tập họp và thông qua nghị quyết đó vi phạm quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty.
+ Trường hợp có cổ đông, nhóm cổ đông yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài hủy bỏ nghị quyết Đại hội đồng cổ đông do trình tự, thủ tục triệu tập họp và ra quyết định của Đại hội đồng cổ đông vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật hoặc Nội dung nghị quyết vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty thì theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nghị quyết đó vẫn có hiệu lực thi hành cho đến khi quyết định hủy bỏ nghị quyết đó của Tòa án, Trọng tài có hiệu lực, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, qua phân tích ở trên có thể thấy, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông sau khi được Đại hội đồng cổ đông thông qua bằng các hình thức văn bản hoặc biểu quyết thì sẽ có hiệu lực ngay sau khi thông qua. Việc lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông và nội dung Đại hội đồng cổ đông phải đảm bảo pháp luật để nghị quyết Đại hội đồng cổ đông có hiệu lực, trường hợp nghị quyết Đại hội đồng cổ đông vi phạm quy định của pháp luật hoặc của điều lệ công ty thì sẽ không có hiệu lực pháp luật.