Hiệu lực của một văn bản quy phạm pháp luật là yếu tố quan trọng để quyết định việc áp dụng văn bản pháp luật đó hay không. Bất cứ một văn bản quy phạm nào ban hành đều phải kèm theo hiệu lực của văn bản. Trong pháp luật hình sự cũng vậy, cùng tìm hiểu hiệu lực về không gian và thời gian của luật hình sự.
Mục lục bài viết
1. Hiệu lực của Bộ luật hình sự là gì?
Hiệu lực của Bộ luật hình sự là tính thi hành bắt buộc của luật này trong một thời điểm nhất định, trên một không gian nhất định và áp dụng với những đối tượng nhất định được quy định trong bộ luật hình sự.
Hiệu lực tên tiếng Anh là: “Validity”.
2. Hiệu lực về thời gian của luật hình sự:
Hiệu lực của Bộ luật hình sự bao gồm hiệu lực về không gian và hiệu lực về thời gian.
Hiệu lực về thời gian của Bộ luật hình sự được quy định tại Điều 7
” Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian
1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.
2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.”
Theo Khoản 1 Điều 7 bộ luật hình sự quy định: “Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.” Với quy định này, các điều luật hình sự cũng như bộ luật hình sự nói chung chỉ có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra sau khi điều luật, bộ luật có hiệu lực thi hành. Ở đây cần có sự phân biệt giữa điều luật và bộ luật vì có thể có những điều luật được bổ sung, sửa đổi sau khi bộ luật hình sự đã có hiệu lực thi hành và như vậy giữa thời điểm bộ luật hình sự có hiệu lực thi hành với thời điểm những điều luật được bổ sung, sửa đổi và có hiệu lực thi hành có sự khác nhau. Khoản 1 Điều 7 bộ luật hình sự là quy định có tính nguyên tắc
Theo Khoản 2 và Khoản 3 của điều luật này phân biệt nhóm quy định không có lợi cho người phạm tội và nhóm quy định có lợi cho người phạm tội để xác định hiệu lực về thời gian cho từng nhóm. Theo Khoản 2 Điều 7 bộ luật hình sự , những điều luật có nội dung quy định không có lợi cho người phạm tội đều không có hiệu lực trở về trước.
” 2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.”
– Theo Khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự, những điều luật có nội dung có lợi cho người phạm tội được phép có hiệu lực trở về trước. Đó là: Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội….
3. Hiệu lực về không gian của Bộ luật hình sự:
Hiệu lực về không gian được quy định tại Điều 5, Điều 6 Bộ luật hình sự 2015, theo đó:
“Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.
2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định”.
– Khoản 1 Điều 5 bộ luật hình sự quy định hiệu lực về không gian theo nguyên tắc lãnh thổ.
“1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.”
Theo nguyên tắc này, bộ luật hình sự có hiệu lực đối với mọi hành vi phạm tội được thực hiện “trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 5 quy định: bộ luật hình sự cũng có hiệu lực đổi với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của nó xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam”
Quy định trên đây cần được hiểu cụ thể dựa trên chế độ pháp lí của từng bộ phận thuộc lãnh thổ cũng như các bộ phận không thuộc lãnh thổ nhưng thuộc quyền chủ quyền của Việt pháp luật của Việt Nam về vấn đề này là Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23/8/1993
– Khoản 1 Điều 6 bộ luật hình sự quy định hiệu lực về không gian theo nguyên tắc quốc tịch chủ động.
“1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.
Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.”
Cụ thể: Bộ luật hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp người thực hiện tội phạm đó là công dân Việt Nam hoặc là người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam. Theo đó, Bộ luật hình sự Việt Nam cũng có hiệu lực đối với pháp nhân thương mại Việt Nam khi các điều pháp nhân thương mại thỏa mãn phải chịu trách nhiệm hình sự của Khoản 2 Điều 6 quy định
“Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Quy định này hiệu lực về không gian theo nguyên tắc quốc tịch bị động, nguyên tắc bảo đảm an ninh quốc gia và nguyên tắc phổ cập.
Theo đó, Bộ luật hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với tội phạm xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp tội phạm đó“… xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Nguyên tắc này được sử dụng để mở rộng phạm vi hiệu lực về không gian là nguyên tắc quốc tịch bị động và nguyên tắc bảo đảm an ninh quốc gia.
Khoản 3 Điều 6 quy định hiệu lực về không gian theo nguyên tắc phổ cập trong trường hợp hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển, theo đó:
“Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.”
Theo đó, bộ luật hình sự Việt Nam có hiệu lực đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời năm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.
Như vậy, việc xác định hiệu lực về không gian của bộ luật hình sự theo nguyên tắc phổ cập tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 6 đều liên quan đến các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Khi xác định cần chú ý không chỉ nội dung cụ thể của điều ước về tội phạm và quyền tài phán mà còn phải chú ý phạm vi tham gia của Việt Nam.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.