Giúp người khác theo dõi để gây thương tích có phạm tội không? Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
Giúp người khác theo dõi để gây thương tích có phạm tội không? Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
Tóm tắt câu hỏi:
Nghi ngờ việc bạn gái chia tay là do người thứ ba,Trung đã nhờ 5 đối tượng phục kích, dùng dao chém gây thương tích cho "tình địch".Trong đó có em trai tôi tham gia theo dõi tôi muốn biết em tôi tội vào khoản nào ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo thông tin bạn cung cấp thì em bạn có cùng tham gia với các đối tượng khác phục kích, dùng dao chém gây thương tích cho tình địch. Do bạn không nói rõ tỷ lệ thương tật của người bị hại là bao nhiêu, vai trò của em bạn trong trường hợp này là như thế nào nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác cho bạn. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các quy định dưới đây để biết được các khung hình phạt đối với hành vi của em bạn.
Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 về tội cố ý gây thương tích như sau:
"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
…"
Theo đó, các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích gồm:
– Chủ thể: là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
– Khách thể: hành vi của 5 đối tượng phục kích trong đó có em trai bạn xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe cho người bị hại.
– Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Ở đây, 5 đối tượng kia đều thực hiện hành vi với lỗi cố ý, ý thức được hành vi của mình có thể gây ra nguy hiểm cho người khác những vẫn thực hiện đến cùng, cụ thể là 5 đối tượng kia phục kích, dùng dao chém gây thương tích cho người bị hại.
– Mặt khách quan: là hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trái pháp luật. Theo như bạn trình bày, 5 đối tượng kia đã phục kích, dùng dao chém người bị hại. Đây là hành vi gây tổn thương tích cho người khác trái pháp luật. Trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nếu thuộc ít nhất một trong các trường hợp:
+ Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người (Ví dụ dùng dao nhọn)
+ Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặ gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân để lại trạng thái thất thường, không thể chữa trị được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11 % khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm mất chức năng bộ phận cơ thể của nạn nhân, làm ảnh hưởng đến thẩm mĩ của nạn nhân…
+ Phạm tội nhiều lần đối với cùng 1 người hoặc đối với nhiều người.
+ Hậu quả gây thương hoặc tổn hại sức khỏe của người khác ở mức mà điều luật quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Theo thông tin bạn cung cấp, các đối tượng kia có hành vi dùng dao chém người bị hại thì người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích theo quy định trên. Tuy nhiên việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản nào, hình phạt ra sao sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật của người bị hại sau khi có kết luận giám định của hội đồng giám định pháp y. Nếu đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 thì phải có yêu cầu của người bị hại thì cơ quan công an sẽ khởi tố vụ án hình sự. Nếu truy cứu trách nhiệm hình sự tại các khoản khác của Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 thì không phụ thuộc vào yêu cầu của người bị hại, người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
>>> Luật sư tư vấn hành vi cố ý gây thương tích cho người khác: 1900.6568
Bên cạnh đó, theo Điều 20 Bộ luật hình sự 1999 quy định về đồng phạm như sau:
"1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm…."
Ở đây, bạn nêu em trai bạn có hành vi tham gia theo dõi đối tượng kia. Trong trường hợp này, cơ quan điều tra có thể xác định em trai bạn là đồng phạm, tức là người cùng thực hiện tội cố ý gây thương tích với tư cách là người giúp sức thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự 1999. Tuy nhiên, để biết được em bạn ở khung khoản nào của tội cố ý gây thương tích thì phải phụ thuộc vào tỷ lệ thương tật của người bị hại và các tính chất, mức độ của hành vi phạm tội.