Hiện nay, các cơ sở sản xuất kinh doanh xuất hiện ngày càng nhiều, do nhu cầu sử dụng và tiêu dùng các loại hình buôn bán ngày càng lớn. Đặc biệt là loại hình kinh doanh ăn uống. Vậy giờ kinh doanh ăn uống là gì? Quán nhậu được mở đến mấy giờ?
Mục lục bài viết
1. Các vấn đề liên quan đến giờ kinh doanh ăn uống:
– Giờ kinh doanh ăn uống là giờ giấc mà các cơ sở kinh doanh ăn uống được phép hoạt động.
– Giờ kinh doanh ăn uống có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc sản xuất của chủ cơ sở kinh doanh, cũng như trật tự an toàn xã hội.
+ Đối với chủ cơ sở kinh doanh: Giờ kinh doanh ăn uống được xem là cơ sở để các chủ cơ sở kinh doanh điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Thực tế, giờ giấc kinh doanh ăn uống là khoảng thời gian mà các cơ sở kinh doanh hoạt động buôn bán, kinh doanh dịch vụ ăn uống của mình. Trong khoảng thời gian này, các cơ sở kinh doanh ăn uống được phép thực hiện dịch vụ của mình. Về cơ bản, giờ kinh doanh ăn uống là giờ giấc thực hiện giao dịch mà các cơ sở sản xuất đăng ký với cơ quan chức năng có thẩm quyền. Khi đăng ký trong giấy phép đăng ký kinh doanh, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh buộc phải tuân thủ đảm bảo về giờ giấc thực hiện. Nếu quá giờ sẽ chịu xử phạt theo quy định của pháp luật.
+ Đối với người tiêu dùng: Giờ kinh doanh ăn uống là nguồn thông tin để người tiêu dùng dựa vào, đưa ra lựa chọn đi ăn uống cho bản thân. Bởi, khi xác định lựa chọn một cơ sở ăn uống nào, ta thường có sự tìm hiểu trước về cơ sở ăn uống đó. Bao gồm: Món ăn, giá cả, thời gian mở cửa,..Thời gian (giờ) kinh doanh ăn uống giúp người tiêu dùng đưa ra lựa chọn ăn uống cho chính mình. Bởi khi ăn, thời gian mang yếu tố đặc biệt quan trọng.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị K tìm địa chỉ ăn nướng cho nhóm bạn của mình. Khi tìm địa chỉ ăn uống trên mạng xã hội, chị K đã phải tìm hiểu khá kỹ lưỡng về các món ăn, thời gian mở, đóng cửa của quán. Bởi vì nhóm bạn của chị K tan làm lúc 8 giờ. Vậy nên, chị phải tìm cơ sở ăn uống có thời gian đóng cửa tương ứng, phù hợp với thời gian của mọi người.
+ Đối với cơ quan Nhà nước: Giờ kinh doanh ăn uống là căn cứ để cơ quan chức năng có thẩm quyền nắm bắt, quản lý hoạt động kinh doanh ăn uống của các hàng quán. Trong trường hợp cơ sở buôn bán hàng quán ăn uống vi phạm thời giờ kinh doanh ăn uống (mở quá giờ) so với bản đăng ký, cơ quan Nhà nước sẽ đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
2. Giờ giấc đóng cửa của các cơ sở kinh doanh ăn uống tại nước ta hiện nay:
– Như đã phân tích ở trên, do nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn nên số lượng quán hàng quán ăn uống xuất hiện ở nước ta ngày càng nhiều. Xã hội ngày càng phát triển. Mong muốn và mục tiêu sống của người dân ngày càng lớn. Nếu trước kia, mục tiêu sống mà người dân đưa ra là ăn no mặc ấm, tức nó chỉ cần đạt đến mức đủ; thì hiện nay, trước sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, khi thu nhập của người dân ngày càng cao, thì họ luôn hướng tới việc nâng cao chất lượng sống cho bản thân. Chất lượng sống của một cá nhân thường được nhìn nhận, đánh giá qua các phương diện: Ăn uống, may mặc,.. Tất nhiên mọi thứ chỉ là tương đối. Song, khi nền tảng kinh tế phát triển, con người luôn hướng tới nhu cầu hưởng thụ. Mà ăn uống chính là một trong những hình thức hưởng thụ của người dân. Chính vì những lý do đó, số lượng các cơ sở kinh doanh ăn uống của nước ta ngày càng lớn.
– Các quán ăn được mở ra ngày càng nhiều. Tại các thành phố lớn, nhịp sống tấp nập thường hướng về đêm. Do đó, về đêm, các loại hình kinh doanh dịch vụ diễn ra hết sức tấp nập. Người ta thường có xu hướng mở cơ sở kinh doanh hàng quán muộn. Điều này phục vụ nhu cầu sử dụng, tiêu dùng của người dân. Tuy nhiên, việc đóng các cơ sở ăn uống muộn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự an toàn xã hội. Kinh doanh hàng quán quá giờ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ dân xung quan. Bởi lẽ, bản chất của hàng quán là dịch vụ phục vụ nhu cầu sử dụng của tất cả người dân, nó mang tính chất công cộng. Do đó, hàng quán mở quá giờ sẽ tạo nên tiếng ồn, ảnh hưởng đến giờ giấc nghỉ ngơi của người dân khác. Cùng với đó, kinh doanh hàng quán quá giờ khiến công tác quản lý hoạt động hàng quán của cơ quan chức năng có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, khi hoạt động quá giờ, các quán cafe, quán bar hay cơ sở ăn đêm rất dễ phát sinh ra những trường hợp xấu, rủi ro. Lúc này, nếu có mâu thuẫn phát sinh, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ không thể can thiệp kịp thời nhằm giải quyết. Điều này khiến trật tự an toàn xã hội bị ảnh hưởng.
Như những phân tích ở trên, hiện nay, các cơ sở kinh doanh ăn uống thường có xu hướng đóng cửa muộn. Thực tế, có những trường hợp, trên giấy đăng ký kinh doanh, chủ sở hữu cơ sở kinh doanh đăng ký một giờ, song thực tế, giờ đóng cửa lại là một khung giờ khác. Sự không tuân thủ giờ giấc này đem đến những hệ quả tiêu cực cho cuộc sống của mọi người xung quanh, cho công tác quản lý xã hội, đảm bảo trật tự an ninh của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3. Quán nhậu được mở đến mấy giờ?
– Như đã phân tích ở trên, hiện nay, nhu cầu giải trí, vui chơi, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ngày một tăng cao. Vậy nên, sau khoảng thời gian học tập, làm việc áp lực, người dân thường tìm đến các nguồn thư giãn cho bản thân. Các quán nhậu ra đời là đủ phục vụ nhu cầu đó của con người.
– Con người ta thường đi ăn nhậu sau một ngày làm việc vất vả, vào một dịp sự kiện đặc biệt; hay bóng đá, thể thao,… Hầu như tại bất kỳ địa phương nào đều có sự hoạt động của các quán nhậu. Một đặc trưng của quán nhậu và hoạt động “nhậu” mà ta phải nhắc đến, là rất ồn ào. Sự ồn ào này sẽ ảnh hưởng đến không gian yên tĩnh cho mọi người xung quanh, cũng như trật tự an toàn xã hội.
Do đó, Nhà nước đã đưa ra những phương hướng điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh. Theo đó, Khoản 1 Điều 6
Đối tượng vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
+ Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
+ Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
+ Bán hàng ăn, uống, hàng giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo quy định tại Điều luật trên, khi đến khung giờ quy định, các cơ sở kinh doanh phải đảm bảo tuân thủ tính bảo đảm trật tự yên tĩnh cho an ninh trật tự xã hội. Các hàng quán kinh doanh không được hoạt động quá giờ. Bởi khi hoạt động quá giờ sẽ gây ra những hệ quả tiêu cực cho mọi người xung quanh và xã hội. Như quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP đã được phân tích ở trên, việc kinh doanh bị hạn chế từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau. Các hoạt động kinh doanh hàng quán chịu trách nhiệm về quản lý, giám sát, kiểm tra của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, cơ quan Nhà nước này sẽ quản lý và điều tiết đưa ra khung giờ phù hợp trong từng thời kỳ. Tất nhiên, sự điều tiết, quản lý này không trái với quy định trên (tức không đưa ra khoảng thời gian hạn chế lớn hơn khoảng thời gian từ 22h – 06h). Như vậy, cũng như các hoạt động kinh doanh hàng quán khác, giờ giấc mở quán nhậu cũng phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định như trên.
– Quy định về giờ giấc hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh mang tính chất bắt buộc, buộc tất cả các cơ sở kinh doanh quán nhậu và chủ sở hữu kinh doanh phải tuân thủ thực hiện. Trong trường hợp vi phạm, đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng cho lần đầu vi phạm.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình