Giao dịch vay tiền viết tay hiện nay khá phổ biến trong đời sống xã hội. Vậy giấy vay tiền viết tay có hợp pháp không?Có được khởi kiện ra Tòa án khi sử dụng giấy vay tiền viết tay không?
Mục lục bài viết
1. Giấy vay tiền viết tay là gì?
Giấy vay tiền là sự thỏa thuận về số tiền cho vay, lãi suất vay, thời hạn vay và cam kết trả nợ của bên cho vay và bên vay.
Theo đó, giấy vay tiền viết tay là loại tài liệu được các bên tự lập và xác nhận với nhau, thường được sử dụng giữa các cá nhân với nhau trong trường hợp số tiền cho vay không quá lớn.
2. Giấy vay tiền viết tay có khởi kiện đòi nợ được không?
2.1. Giấy cho vay tiền viết tay có hợp pháp không?
Hợp đồng vay tài sản hay giao dịch vay tiền được quy định cụ thể tại Điều 463
Căn cứ theo Điều 119
– Được thể hiện thông qua hợp đồng;
– Được thể hiện thông qua giấy viết tay;
– Được thể hiện thông qua lời nói, hành vi cụ thể.
Đồng thời, giấy vay tiền viết tay phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực về nội dung của hợp đồng giao dịch dân sự được quy định cụ thể tại Điều 463 của
– Thứ nhất là, bên cho vay phải giao tài sản cho bên vay;
– Thứ hai là, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng khi đến hạn vay và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Ngoài ra, giấy vay tiền viết tay phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nêu tại Điều 117 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:
– Các bên khi tham gia giao dịch dân sự phải có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự sao cho phù hợp với loại giao dịch dân sự đó;
– Khi tham gia giao dịch dân sự, các bên phải hoàn toàn tự nguyện, không được lôi kéo, ép buộc hay dọa dẫm,…
– Đồng thời, mục đích và nội dung của việc vay nợ không được trái với pháp luật, trái với đạo đức của xã hội;
– Lãi suất cho vay không được vượt quá sự cho phép theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015 và các luật khác có liên quan.
Từ những lý do trên, ta thấy được rằng giấy vay tiền viết tay vẫn có hiệu lực pháp luật nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên. Do đó, bên cho vay có thể tiến hành thủ tục khởi kiện ra Tòa án nếu bên vay vi phạm hoặc không trả tiền theo thỏa thuận. Khi các bên đã ký giấy vay tiền thì bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn, bên cho vay cũng phải giao số tiền cho vay cho bên vay.
2.2. Mẫu giấy vay tiền viết tay có hiệu lực pháp luật:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày …. tháng …. năm ….
GIẤY VAY TIỀN
1/ Thông tin bên vay:
Ông: …. Ngày sinh: ….
CMND số: …. do Công an tỉnh …. cấp ngày…. tháng .… năm….
Hộ khẩu thường trú: ….
Chỗ ở hiện tại: ….
Bà: …. Ngày sinh: ….
CMND số: …. do Công an tỉnh …. cấp ngày.… tháng .… năm….
Hộ khẩu thường trú: ….
Chỗ ở hiện tại: ….
Ông …. và bà …. là vợ chồng theo giấy chứng nhận đăng ký kết hôn số ngày …. Nơi đăng ký ….
2/ Thông tin bên cho vay:
Ông: …. Ngày sinh: …. CMND số: …. do Công an tỉnh …. cấp ngày .… tháng .… năm….
Hộ khẩu thường trú: ….
Chỗ ở hiện tại: …. Bà: …. Ngày sinh: …. CMND số: …. do Công an tỉnh .… cấp ngày.… tháng .… năm….
Hộ khẩu thường trú: ….
Chỗ ở hiện tại: …. Ông .… và bà …. là vợ chồng theo giấy chứng nhận đăng ký kết hôn số …. ngày …. Nơi đăng ký ….
3/ Tài sản vay và lãi suất vay:
Bên vay tự nguyện vay của bên cho vay Số tiền là: .… đồng, bằng chữ: ….
Với lãi suất: .…%/tháng, trong thời hạn .… tháng, kể từ ngày: ….
Những thỏa thuận khác: (thỏa thuận gì thì ghi vào, ví dụ trả lãi theo tháng, quí hay tới hạn, vốn cho trả dần hay trả 1 lần khi tới hạn …. Tài sản bảo đảm: …. Có thể viết sẵn giấy ủy quyền sử dụng, bán ngôi nhà đó (có chữ ký hợp pháp) cho bên cho vay – nếu cần)
4/ Mục đích vay: ….
5/ Cam kết:
Bên vay cam kết sẽ thanh toán nợ gốc và lãi theo đúng nội dung đã thỏa thuận nêu trên. Nếu sai, bên vay hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và sẵn sàng phát mãi tài sản do bên vay làm chủ sở hữu để thanh toán cho bên cho vay.
Bên vay | Bên cho vay |
Người làm chứng | Xác nhận của UBND xã/phường/phòng công chứng (nếu có) |
2.3. Các lưu ý khi sử dụng giấy vay tiền viết tay:
Khi sử dụng giấy vay tiền viết tay, bên cho vay và bên vay cần phải lưu ý về 5 trường hợp cần phải có trong giấy vay nợ, nhằm tránh các rủi ro xảy ra khi giao dịch.
Một là, về thông tin của người vay: Người vay cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin về họ tên, năm sinh, giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, hộ chiếu), địa chỉ liên lạc, số điện thoại…
Hai là, về số tiền vay và thời hạn: Số tiền vay phải được ghi cụ thể bằng số và chữ, thời hạn vay nên nêu cụ thể theo số tháng, số năm. Các bên có thể thoả thuận việc rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn cho vay nhưng phải ghi rõ vào Giấy vay tiền.
Ba là, về lãi suất: Giấy vay tiền viết tay dù có hay không tính lãi suất thì cũng cần ghi rõ vào văn bản. Trường hợp không tính lãi cũng cần ghi rõ là cho vay không tính lãi.
Với trường hợp có tính lãi suất, cần ghi rõ thời điểm tính lãi suất từ khi nào, mức lãi suất cụ thể là bao nhiêu. Tuy nhiên, đặc biệt lưu ý, theo quy định khoản 1 Điều 468
Bốn là, về phương thức trả nợ: Các bên có thể thỏa thuận trả nợ bằng nhiều phương thức khác nhau. Tuy nhiên trong Giấy vay tiền cần nêu rõ chọn phương thức trả nợ nào (chuyển khoản hay tiền mặt?, bằng tiền hay tài sản khác?…)
Năm là, về việc cam kết trả nợ: Bên vay cam kết về việc trả nợ đúng hạn, đúng số tiền vay và lãi suất vay (nếu có) còn bên cho vay cam kết về việc trả lại tài sản mà bên vay đã thế chấp trước đó (nếu có) sau khi bên vay đã hoàn thành trả nợ.
Giấy vay tiền cần phải có ít nhất 02 bản, bên vay và bên cho vay mỗi bên giữ một bản giống nhau. Khi làm giấy vay tiền viết tay, các bên có thể nhờ sự làm chứng của một bên thứ 03 để đảm bảo phòng tránh rủi ro tối đa.
3. Thủ tục khởi kiện khi cho vay bằng giấy vay tiền viết tay:
Căn cứ theo
– Thứ nhất là, phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ khởi kiện bao gồm các hồ sơ, giấy tờ sau:
+ Đơn khởi kiện đòi nợ: Trong đơn khởi kiện phải có đầy đủ các thông tin của người cho vay, người vay, nội dung khởi kiện, các giấy tờ liên quan đến việc vay nợ…
+ Bản sao của giấy vay tiền.
+ Các loại giấy tờ tùy thân của người vay ( nếu có) và người cho vay: Căn cước công dân, hộ chiếu còn hạn sử dụng, Chứng minh nhân dân,…..
– Cách thức nộp hồ sơ, có hai cách :
+ Nộp trực tiếp, gửi qua bưu điện;
+ Gửi online qua Cổng thông tin điện tử của Toà án (nếu có).
– Thứ hai là, Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc:
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 39 và điểm a khoản 1 Điều 35
– Thứ ba là, thời gian giải quyết vụ việc:
Căn cứ theo Bộ Luật Tố tụng Dân sự hiện hành, thời gian giải quyết đối với vụ việc khởi kiện đòi nợ thường sẽ kéo dài khoảng 06 – 08 tháng tuỳ vào tính chất của vụ việc.
Ngoài ra, cần phải lưu ý rằng trên thực tế cho thấy, các vụ án giải quyết tranh chấp đòi nợ bằng giấy viết tay thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn bởi khi người vay (bị đơn) cố tình bùng nợ, Toà án sẽ gặp khó khăn trong việc:
– Thứ nhất là, tìm địa chỉ liên hệ của người vay (bị đơn) và tống đạt giấy tờ cho người vay (bị đơn);
– Thứ hai là, việc xác định chứng cứ, giám định chữ viết trong giấy viết tay của bị đơn mất rất nhiều thời gian.
Do đó, trong trường hợp này, việc giải quyết khởi kiện đòi nợ có thể sẽ tốn thời gian hơn so với các vụ án thông thường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.