Khi giáo viên mong muốn được bổ nhiệm và giữ chức danh cao hơn vị trí hiện tại thì phải tiến hành thi sát hạch thăng hạng theo quy định. Giáo viên nào vượt qua kì thi sát hạch sẽ có quyết định được thăng hạng, kèm theo thay đổi chức danh là các quyền lợi về lương và phụ cấp.
Mục lục bài viết
1. Một số thuật ngữ liên quan nội dung bài viết:
Tiền lương là gì? Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo
Số tiền thù lao trả cho người lao động theo định kỳ, thường là hàng tháng. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, người thuê lao động trả công cho người lao động (công nhân viên chức) theo số lượng và chất lượng lao động họ đã đóng góp. Mức tiền lương sẽ khác nhau giữa các ngành nghề khác nhau do người lao động cung cấp giá trị lao động khác nhau. Mức tiền lương cũng phụ thuộc vào nơi thuê lao động và nhu cầu.
Phụ cấp? Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương
Như vậy, phụ cấp lương được hiểu là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.
2. Khi nào thì giáo viên được thăng hạng?
Tại Thông tư 20/2017/TT-BGDĐT quy định, việc cử giáo viên dự xét thăng hạng phải căn cứ vào vị trí việc làm, cơ cấu chức danh nghề nghiệp, nhu cầu của cơ sở giáo dục công lập và tình hình thực tế của địa phương.
Cụ thể giáo viên dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
Cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi và được cấp có thẩm quyền cử đi dự thi.
Được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong thời gian công tác 03 (ba) năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi; có đủ phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét xử lý kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi theo quy định của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ.
Giáo viên dự bị đại học khi áp dụng Thông tư này để dự thi thăng hạng phải có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi theo quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên dự bị đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Đối với kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên từ hạng II lên hạng I, từ hạng III lên hạng II, từ hạng IV lên hạng III, Thông tư quy định, giáo viên thi 4 môn: Kiến thức chung, môn thi chuyên môn, nghiệp vụ, môn thi Ngoại ngữ, Môn thi tin học. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng quyết định lựa chọn hình thức thi phù hợp
Giáo viên tính đến ngày 31/12 của năm tổ chức thi thăng hạng, có tuổi đời từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 50 tuổi trở lên đối với nữ.
Giáo viên ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi hoặc ở các trường phổ thông dân tộc nội trú/bán trú, có chứng chỉ bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số do cơ sở đào tạo cấp theo thẩm quyền.
Đã học tập, nghiên cứu toàn thời gian ở nước ngoài và được cấp bằng đại học, bằng thạc sĩ hoặc bằng tiến sĩ của cơ sở đào tạo nước ngoài sử dụng một trong các ngôn ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc trong đào tạo; văn bằng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định hiện hành.
Có bằng tốt nghiệp đại học thứ hai là bằng ngoại ngữ thuộc một trong các ngôn ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc.
Có chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương cấp B1 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu) hoặc có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế TOEFL PBT 450 điểm, TOEFL CBT 133 điểm, TOEFL iBT 45 điểm, IELTS 4,5 điểm trở lên đối với thi thăng hạng giáo viên từ hạng IV lên hạng III;
Có chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương cấp B1 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu) hoặc có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế TOEFL PBT 450 điểm, TOEFL CBT 133 điểm, TOEFL iBT 45 điểm, IELTS 4,5 điểm trở lên đối với thi thăng hạng giáo viên từ hạng III lên hạng II;
Có chứng chỉ ngoại ngữ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (tương đương cấp B2 trở lên theo Khung tham chiếu chung Châu Âu) hoặc có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế TOEFL PBT 500 điểm, TOEFL CBT 173 điểm, TOEFL iBT 61 điểm, IELTS 5,5 điểm trở lên đối với thi thăng hạng giáo viên hạng II lên hạng I.
Thông tư quy định, miễn thi ngoại ngữ đối với giáo viên dự thi thuộc một trong các trường hợp: Miễn thi tin học đối với giáo viên dự thi đã tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành tin học hoặc công nghệ thông tin trở lên.
Như vậy, chỉ khi giáo viên đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn của vị trí việc làm mà chức danh nghề nghiệp mà mình muốn thăng hạng yêu cầu thì mới được đề nghị xét thăng hạng.
Theo quy định tại Công văn số 3124/BGDĐT 2019, việc tổ chức xét thăng hạng được thực hiện theo quy trình: Các đơn vị sự nghiệp thông báo tới tất cả giáo viên kế hoạch tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tổ chức thu nhận hồ sơ, sơ tuyển và lập danh sách cùng hồ sơ giáo viên dự xét thăng hạng gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập Hội đồng xét thăng hạng và tổ chức xét thăng hạng đối với giáo viên thông qua xét hồ sơ hoặc xét hồ sơ và sát hạch. Giáo viên nào vượt qua kì thi sát hạch thì được công bố thăng hạng theo quy định tại Thông tư 20/2017/TT-BGD.
Viên chức trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải dự thi đủ các bài thi của các môn thi, trừ những môn được miễn thi theo quy định; có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 55 điểm trở lên, các bài thi được chấm theo thang điểm 100. Việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo Quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Viên chức không trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này không được bảo lưu kết quả cho các kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lần sau.
3. Chế độ lương, phụ cấp của giáo viên sau khi thăng hạng:
Sau khi có quyết định thăng hạng, giáo viên sẽ được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề so với chức danh trước đây. Về việc xếp lương cho giáo viên đã được bổ nhiệm sau khi thi hoặc xét thăng hạng thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV. Cụ thể như sau:
– Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký
– Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
– Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới (kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu) và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.
Hệ số chênh lệch bảo lưu này được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới. Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.
Như vậy, sau khi thăng hạng, tùy vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng mà mức lương và phụ cấp mới của giáo viên sẽ thay đổi, có thể bằng hoặc lớn hơn mức lương hiện hưởng chứ không phải sẽ đương nhiên cao hơn mức lương hiện hưởng.
Theo quy định từ 1/7/2020, Khi Luật Giáo dục chính thức có hiệu lực thì căn cứ tính lương của giáo viên cũng thay đổi. Điều 76
Như vậy, theo quy định trên, tương lai giáo viên sẽ được xếp lương dựa vào kết quả, tính chất phức tạp của công việc từng người mà không phải xếp theo cách “cào bằng” như hiện nay. Một trong những quy định mới mà mọi giáo viên không thể bỏ qua trong năm 2020 là việc chính thức bỏ phụ cấp thâm niên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 2019.
Theo Luật này, nhà giáo sẽ được hưởng lương phù hợp với vị trí việc làm và được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định tại Điều 76 Luật Giáo dục năm 2019 về tiền lương của giáo viên có nêu rõ: Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề.