Công ty tôi là công ty cổ phần, giám đốc công ty tôi tự quyết định mọi việc không hỏi ý kiến của phó giám đốc, như vậy có đúng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Tôi có vấn đề sau nhờ luật sư tư vấn giúp tôi
Công ty của chúng tôi là một công ty cổ phần nội thất có năm cổ đông trong đó có ba cổ đông chính góp vốn bằng nhau và bầu một giám đốc và hai phó giám đốc nhưng Giám đốc công ty đều tự ý toàn quyền quyết định mọi việc. Vậy trong trường hợp công ty kinh doanh thua lỗ thì Giám đốc có phải chịu hoàn toàn trách nhiệm? Rất mong nhận được câu trả lời,Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Công ty cổ phần của bạn có 5 thành viên trong đó có 3 thành viên là cổ đông sáng lập, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.
Trong trường hợp 3 cổ đông sáng lập góp vốn bằng nhau, 1 người làm giám đốc và 2 người làm phó giám đốc thì quyền quyết định đối với các hoạt động công ty thuộc về giám đốc công ty. Tuy nhiên, quyết định của giám đốc công ty phải được dựa trên ý kiến, sự thống nhất của các cổ đông còn lại. Giám đốc không thể tự ý quyết định mọi việc liên quan đến hoạt động của công ty mà không được sự đồng ý của các cổ đông còn lại. Điều 116 Luật Doanh nghiệp năm 2005 có quy định về Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty như sau:
“ 1. Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc áp dụng theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
b) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức thực hiện
d) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
e) Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
g) Tuyển dụng lao động;
h) Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
i) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị.
4. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty,
Trong trường hợp giám đốc công ty bạn tự ý quyết định mọi việc, điều hành hoạt động của công ty trái quy định của pháp luật gây thiệt hại cho công ty thì giám đốc công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho công ty.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.