Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự như thế nào?
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư tư vấn Dương Gia Cho em xin hỏi: em có người thân khi đang điều khiển xe máy tay ga lưu thông trên đường QL1A thì bất ngờ bị hai tên cướp đi xe máy phân khối lớn từ phía sau lên giật túi xách của người thân em làm cho nạn nhân bị té xe và trọng thương nặng phải vào bệnh viện cấp cứu và điều trị với thời gian 3 tháng. Sau đó các đối tượng gây án cũng bị công an bắt và khởi tố vụ án gồm 2 bị can (một bị can17 tuổi và một bị can 22 tuổi) . Hiện tại người thân em đã ra viện đang điều trị phục hồi tại nhà và được cơ quan công an tỉnh đưa đi trưng cầu giám đinh sưc khỏe và kết quả tỉ lệ thương tật là 11%. Với kết quả này gia đình không chấp nhận và đã làm đơn yêu cầu giám định lần hai. Cho em xin tư vấn các vấn đề sau:
-Tỉ lệ thương tật mà bị can gây ra cho người thân em theo kết quả giám định khi ra tòa án xử thì bên bị hại có quyền được yêu cầu bồi thường thường thương tật này và các khoản chi phí điều trị hay không và pháp luật quy định mức bồi thường như thế nào?
– Các chi phí điều trị và gây thiệt hại sức khỏe khi bị can bị đi tù thì ai là người phải chịu trách nhiệm chi trả và thời hạn chi trả là bao lâu sau khi tòa xử. xin chân thành cảm ơn Công ty luật Dương Gia hỗ trợ giúp đỡ ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng hình sự 2003
2. Giải quyết vấn đề:
Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là một nguyên tắc trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 nó chứa đựng những nội dung thể hiện phương châm, định hướng của Đảng và Nhà nước ta là giải quyết vấn đề dân sự cùng với trách nhiệm hình sự trong vụ án hình sự.
Sự liên kết giữa hai nguồn luật để giải quyết những vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được thể hiện rất linh hoạt trên thực tế. Căn cứ vào những quy định trong pháp luật dân sự về những khoản được bồi thường rồi căn cứ vào pháp luật hình sự để xem xét những khoản có thể được xem xét trên thực tế. Cụ thể theo quy định tại Điều 609, Bộ Luật Dân sự 2005 và Khoản 1 Mục 2 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP, thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:
1, Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:
+ Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ
+ Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
+ Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
+ Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 609 Bộ luật dân sự.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2, Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có.
3, Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
4, Khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Như vậy, mức bồi thường ngày công lao động cho bạn bằng: mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị.
_ Về tiền cấp dưỡng: bạn chỉ bị thiệt hại về sức khỏe nên bạn không được bồi thường khoản này.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 5, Mục I, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP khi quy định về nghĩa vụ chứng minh của các đương sự đã ghi nhận như sau:
“a) Người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại.
b) Người gây thiệt hại yêu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại phải có tài liệu, chứng cứ về khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình không đủ để bồi thường toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đã xảy ra.
c) Người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại phải có đơn xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại. Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc xin thay đổi mức bồi thường thiệt hại.
d) Việc chứng minh không có lỗi thuộc nghĩa vụ của người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại”.
Để được bồi thường trong một vụ án hình sự thì bên nạn nhân cần phải có nghĩa vụ chứng minh những thiệt hại do bên kia gây ra để Tòa án có thể xem xét và giải quyết. Việc giải quyết vấn đề dân sự này sẽ không tách biệt với việc giải quyết vấn đề hình sự trong vụ án cướp tài sản.