Ở nước ta, quy định hòa giải đã được ghi nhận từ lâu, phát huy vai trò của hòa giải trong giải quyết tranh chấp sẽ giảm thiểu tối đa áp lực cho tòa án, đồng thời tiết kiệm chi phí và công sức của người dân. Vậy, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề giải quyết tranh chấp giao dịch bảo đảm bằng biện pháp hòa giải?
Mục lục bài viết
1. Giải quyết tranh chấp giao dịch bảo đảm bằng hòa giải:
Có thể nói, vấn đề được nhiều người quan tâm trong các giao dịch dân sự chính là khả năng thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ trên thực tế. Vì vậy cho nên các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự ra đời trước hết nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho những người có quyền và hài hòa trong các mối quan hệ dân sự. Tuy nhiên trong các giao dịch bảo đảm thì sẽ không thể tránh khỏi những tranh chấp và mâu thuẫn. Hòa giải được coi là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp giao dịch bảo đảm chiếm nhiều lợi thế nhất. Thủ tục giải quyết tranh chấp giao dịch bảo đảm thông qua biện pháp hòa giải sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thành phần tham gia buổi hòa giải. Thành phần tham gia buổi hòa giải tranh chấp giao dịch bảo đảm sẽ bao gồm những đối tượng như: Hòa giải viên tức là người chủ trì buổi hòa giải, các bên có tranh chấp trong giao dịch bảo đảm, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong giao dịch bảo đảm, các bên có thể mời người khác để tham gia cuộc hòa giải nhằm đảm bảo cho tiến trình hòa giải diễn ra một cách khách quan và vô tư.
Bước 2: Hòa giải viên chủ trì buổi hòa giải tranh chấp giao dịch bảo đảm, nêu mục đích và ý nghĩa của buổi hòa giải, thống nhất với các bên tranh chấp trong giao dịch bảo đảm một số quy ước tại buổi hòa giải. Hòa giải viên sẽ tạo ra không khí thân mật và cởi mở, tạo ra không khí chân thành nhất và không đắp mặt ý chí của hòa giải viên đối với các bên tranh chấp giao dịch bảo đảm, không thiên vị và không bênh vực bất cứ của bên.
Bước 3: Các bên trình bày nội dung xoay quanh vấn đề tranh chấp về giao dịch bảo đảm. Hòa giải viên mai từng bên trình bày sự việc, sau khi trình bày xong thì các bên có quyền bổ sung ý kiến và đưa ra quan điểm của mình. Những người được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan sẽ phát biểu quan điểm về vấn đề tranh chấp và mâu thuẫn giữa các bên. Sau đó, hòa giải viên sẽ phân tích và dẫn chiếu quy định của pháp luật, tổng hợp các vấn đề tranh chấp liên quan đến vụ việc đó, phân tích cho các bạn nghe về hướng giải quyết. Hòa giải viên phân tích cho các bên hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong vụ việc tranh chấp, cho các bên thấy rõ hành vi ứng xử của mình phù hợp ở điểm nào và chưa phù hợp ở điểm nào. Sau đó đưa ra phương án giải quyết tranh chấp để các bên tham khảo. Các bên tranh chấp hoàn toàn có quyền trình bày phương án giải quyết theo quan điểm của mình.
Bước 4: Kết thúc phiên hòa giải. Trong trường hợp các bên đạt được sự thỏa thuận, trên cơ sở phương án giải quyết và các bên đã thống nhất được phương án giải quyết tranh chấp thì hòa giải viên sẽ chốt lại nội dung thỏa thuận, nếu các bên đồng ý lập thành văn bản thì hòa giải viên sẽ lập văn bản hòa giải thành, sau đó các bên cùng nhau ký vào văn bản đó. Trong trường hợp thỏa thuận không đạt, thì hòa giải viên sẽ hướng dẫn các bên tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Nếu hòa giải không thành công thì hòa giải viên sẽ lập biên bản hòa giải không thành. Các bên có thể thực hiện thủ tục khởi kiện lên tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
2. Nguyên tắc quyết tranh chấp giao dịch bảo đảm bằng hòa giải:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật hòa giải ở cơ sở, quá trình giải quyết tranh chấp giao dịch bảo đảm bằng biện pháp hòa giải cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
– Hòa giải phải phù hợp với đường lối và chính sách của đảng, phải phù hợp với pháp luật của nhà nước và đạo đức xã hội, phù hợp với phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam. Để thực hiện được nguyên tắc này thì tổ hòa giải, nắm vững đường lối và chính sách của đảng, cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, phải kết hợp với các quy phạm đạo đức và phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam trong quá trình hòa giải. Nếu phong tục tập quán đã được quy định trong các hương ước thì phải được chủ thể có thẩm quyền đó là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước khi thực hiện. Đối với những hủ tục và tập quán đã lạc hậu thì tuyệt đối không được vận dụng trong quá trình hòa giải;
– Hòa giải phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không được phép bắt buộc hoặc áp đặt ý chí của các bên trong quá trình hòa giải dưới bất kỳ hình thức nào. Nguyên tắc này đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên có những trường hợp, nếu tiến hành hòa giải mà các bên chưa chấp nhận ngay thì hòa giải viên phải sử dụng phương pháp thuyết phục để hai bên có thể đi đến thỏa thuận mà không được tìm cách áp đặt ý chí;
– Hòa giải phải khách quan và công minh, thấu tình và đặt lý, giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp và tôn trọng quyền lợi hợp pháp của người khác, không được xâm phạm đến quyền lợi của nhà nước và lợi ích công cộng. Được tuân thủ nguyên tắc này là sự bảo đảm mục đích tối đa của công tác hòa giải đó là giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, cùng cố và phát huy tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong cộng đồng dân cư, hạ thế và phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Đối với hòa giải ở cơ sở thì các xích mích thường xuyên xảy ra, vì vậy tổ hòa giải không thể vì mục đích đạt được hòa giải thành mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người khác, việc hòa giải phải được tuân thủ nguyên tắc không được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bất cứ ai;
– Hòa giải pháp kịp thời và chủ động nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật và hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra. Hòa giải viên cần chủ động và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật để có thể giữ gìn được tình làng nghĩa xóm, giữ gìn tình đoàn kết tương thân tương ái trong cộng đồng và tập thể.
3. Lợi thế của giải quyết tranh chấp giao dịch bảo đảm bằng hòa giải:
Có thể kể đến một số lợi thế của biện pháp hòa giải tranh chấp giao dịch bảo đảm như sau:
– Việc hòa giải được tiến hành dựa trên cơ sở tự nguyện và tự quyết của các bên. Vì thế đây được coi là phương pháp thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên;
– Hòa giải không gây căng thẳng trong mối quan hệ giữa các bên. Và đây được coi là một trong những ưu điểm mà hòa giải mang lại so với thủ tục tố tụng dân sự tại tòa án. Không phải lúc nào và trong mọi trường hợp có phán quyết của tòa án thì cũng có nghĩa là tranh chấp đã thực sự được giải quyết và phù hợp với tâm lý của các bên. Bởi vì đó là một hiện tượng tâm lý khá phổ biến khiến các bên thua kiện không hài lòng với các tranh chấp đã xảy ra. Trong khi đó hòa giải ở cơ sở không phân biệt giữa nguyên đơn và bị đơn, mà chỉ có các bên trong quá trình hòa giải tranh chấp, các bên sẽ ngồi lại và thương lượng với nhau dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của hòa giải viên. Vì vậy quá trình này có thể đem lại kết quả cuối cùng không làm trầm trọng thêm tình trạng đối đầu giữa các bên tranh chấp;
– Tính bảo mật thông tin trong hòa giải cao. Hòa giải ở cơ sở không cần phải được tiến hành công khai, trong khi thực hiện thủ tục khởi kiện tại tòa án thì phải tiến hành công khai. Đồng thời thì thủ tục hòa giải còn mang tính đơn giản và thuận tiện, thủ tục hòa giải không trang trọng giống như thủ tục xét xử tại tòa án mà nó mang tính linh hoạt và đơn giản. Hòa giải được thực hiện bởi sự đồng ý của các bên, hòa giải viên không bắt buộc các bên phải chấp nhận ý kiến của mình mà đó chỉ là ý kiến để các bên tham khảo. Quá trình hòa giải là một quá trình thương lượng giữa các bên và cuối cùng đạt được sự thống nhất dưới sự giúp đỡ của hòa giải viên.
– Vì vậy có thể nói, trong các vụ tranh chấp nói chung và tranh chấp giao dịch bảo đảm nói riêng, trước khi đưa vụ việc ra tòa án để giải quyết thì các bên thường sẽ ưu tiên thủ tục hòa giải và thương lượng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hòa giải cơ sở năm 2013;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Bộ luật Dân sự năm 2015.