Giải quyết tranh chấp đất đai khi một bên đương sự mắc bệnh tâm thần. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật.
Giải quyết tranh chấp đất đai khi một bên đương sự mắc bệnh tâm thần. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật hòa giải hay
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trước hết, căn cứ tại Điều 203 Luật đất đai 2013 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính…”.
Do đó, khi xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất, các bên thực hiện hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nếu không hòa giải được thì tùy vào từng trường hợp tranh chấp quy định trên, các bên có thể nộp đơn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Thứ hai, theo Điều 22 Bộ luật dân sự 2005:
“1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”.
Đồng thời, tại Điều 57 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự:
“1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
3. Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
4. Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện…”.
Theo đó, khi một người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không làm chủ được bản thân mình thì người này sẽ bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
Thứ ba, Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 quy định về người đại diện như sau:
“1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền.
2. Người đại diện theo pháp luật được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.
3. Người đại diện theo uỷ quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự; đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 người đại diện có quyền và nghĩa vụ:
“1. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình là đại diện.
2. Người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung văn bản uỷ quyền”.
Như vậy, trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai trong đó có một bên tranh chấp bị mắc bệnh tâm thần thì việc bảo vệ quyền lợi của họ tại tòa sẽ thông qua người đại diện hợp pháp của họ. Có thể thấy, người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác không làm chủ được hành vi của mình khó có thể ủy quyền cho người khác làm đại diện cho mình nên hầu hết các trường hợp tranh chấp, đối với đương sự bị mất năng lực hành vi dân sự thì người thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng cho họ là người đại diện theo pháp luật (Điều 141 Bộ luật dân sự 2005).
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ án tranh chấp đất đai
– Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài
– Tranh chấp hợp đồng mua bán đất đai không công chứng
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua điện thoại