Hiện nay, tình trạng tranh chấp đất đai xảy ra rất phổ biến, kể cả trường hợp tranh chấp giữa chính những anh em ruột, người thân trong gia đình. Dưới đây là quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột cũng như nội bộ gia đình.
Mục lục bài viết
- 1 1. Các trường hợp phát sinh tranh chấp đất đai giữa anh em, nội bộ gia đình:
- 2 2. Giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em, nội bộ gia đình:
- 3 3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em, nội bộ gia đình:
- 4 4. Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em, nội bộ gia đình:
1. Các trường hợp phát sinh tranh chấp đất đai giữa anh em, nội bộ gia đình:
Hiện nay thì có nhiều nguyên nhân và có nhiều lý do dẫn đến tranh chấp đất đai giữa anh em ruột trong gia đình với nhau. Chủ yếu cũng xoay quanh vấn đề phân loại về tranh chấp đất đai trên thực tế theo quy định của pháp
Thứ nhất, tranh chấp xem ai là người có quyền sử dụng đất. Tranh chấp đất đai thông qua các giao dịch mà điển hình là thừa kế do bố mẹ để lại hoặc tặng cho giữa anh chị em trong nhà với nhau. Tranh chấp về chuyển quyền sử dụng đất là dạng tranh chấp phổ biến và có số lượng nhiều nhất cũng như mức độ phức tạp nhất trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay. Đây là loại tranh chấp phát sinh trong khi các bên thực hiện các giao dịch về đất đai. Theo đó thì những dạng tranh chấp phát sinh do các chủ thể trong gia đình thực hiện giao dịch khi chưa có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật cho phép, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các điều kiện hoặc các điều khoản trong quy định mà các bên đã giao kết với nhau hoặc trong thỏa thuận tặng cho, hoặc không tuân thủ các quy định của pháp luật khi giao dịch cũng như hiệu quả pháp lý của di chúc cho bố mẹ để lại.
Thứ hai, tranh chấp giữa anh chị em ruột trong gia đình với nhau về đòi lại quyền sử dụng đất, bao gồm: tranh chấp để đòi quyền sử dụng đất mà nhà nước đã mượn của các chủ thể, hoặc tranh chấp để đòi quyền sử dụng đất giữa các anh chị em ruột trong gia đình mượn của nhau, tranh chấp về đòi lại quyền sử dụng đất đã góp và hợp tác với nhau …
Thứ ba, tranh chấp phát sinh trong quá trình anh chị em ruột quản lý và sử dụng đất đai bao gồm: tranh chấp về các mốc giới cũng như ranh giới sử dụng đất giữa các mảnh đất liền kề hoặc lối đi giữa các bất động sản liền kề, tranh chấp về lắp đặt đường ống hoặc về đường dẫn nước qua bất động sản liền kề … khi anh chị em ruột trong gia đình ở những mảnh bất động sản cạnh nhau, hay tranh chấp về quyền sử dụng đất đối với quá trình khai hoang hoặc sử dụng đất và nhiều mục đích khác nhau, tranh chấp với lý do lấn chiếm đất đai của nhau…
2. Giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em, nội bộ gia đình:
Theo quy định của pháp
Cách 1: Các thành viên trong gia đình trước hết nên tự ngồi lại nói chuyện với nhau để đi đến được tiếng nói chung, đây là điều mà nhà nước khuyến khích.
Cách 2: nếu như anh chị em ruột trong gia đình và nội bộ gia đình bà không ngồi lại để tự hòa giải và thương lượng được với nhau thì sẽ tiến hành hòa giải thông qua một tổ chức trung gian hoặc tiến hành hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã phường thị trấn nơi có mảnh đất tranh chấp theo thủ tục bắt buộc, khi đó thì sẽ có một chủ thể là cơ quan nhà nước đứng ra đóng vai trò là trung gian tìm ra được hướng giải quyết phù hợp nhất cũng như đảm bảo được phương diện tình cảm nhất cho các thành viên trong gia đình với nhau.
Cách 3: nếu như trong quá trình hòa giải tranh chấp đất đai trong gia đình tại Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở là không có kết quả thì khi đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành lập biên bản hòa giải không thành. Theo nhu cầu nguyện vọng của các thành viên trong gia đình thì có thể nộp đơn khởi kiện lên tòa án nhân dân cấp quận huyện nơi mà mảnh đất đó tọa lạc. Tuy nhiên đây được coi là phương án cuối cùng khi hai cách thức trên không thể đi được đến tiếng nói chung.
Tuy nhiên lời khuyên dành cho việc tranh chấp đất đai xảy ra giữa anh em ruột trong gia đình với nhau thì biện pháp tốt nhất đó chính là hoa dài tự nguyện hoặc hòa giải tại ủy ban cấp cơ sở. Bởi mục đích của quá trình hòa giải chính là góp phần để giải quyết gốc rễ của mâu thuẫn cũng như xích mích, từ đó hạn chế tranh chấp trong gia đình.
Nếu như anh chị em ruột trong gia đình với nhau mà xuất phát tranh chấp từ các lĩnh vực liên quan đến vấn đề chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc tranh chấp trong quá trình thừa kế của bố mẹ để lại … thì hòa giải tại cơ sở sẽ không được coi là thủ tục bắt buộc tiền tố tụng. Tức là các bên có thể trực tiếp khởi kiện ra các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mọi người trong gia đình có thể lựa chọn một trong các cách thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật cụ thể như sau:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp thông qua phương thức hành chính tại Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Khi đó thì chủ tịch Uỷ ban nhân dân sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp giữa những người trong gia đình đó với nhau. Nếu như một trong các thành viên trong gia đình mà không đồng tình với quyết định của chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo thủ tục tố tụng hành chính thì có thể khiếu nại đến Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại cơ quan tư pháp đó là tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, mọi người trong gia đình có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Chủ thể sẽ tiến hành nộp đơn tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để được xem xét đồng thời kèm theo những tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là chính đáng. Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ sẽ tiến hành thụ lý và hóa giải, nếu hòa giải không thành thì sẽ đưa vụ án ra xét xử theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.
3. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em, nội bộ gia đình:
Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế và khuyến khích việc thương lượng, cũng như tự hòa giải trong nội bộ. thực tế chứng minh rằng nếu lợi ích của người sử dụng đất không được đảm bảo thì việc sử dụng đất cũng không thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đó chính là nguyên tắc cơ bản trong quá trình giải quyết tranh chấp. Tôn trọng quyền định đoạt của các chủ thể trong gia đình khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai là tôn trọng quyền tự do thỏa thuận và thương lượng của họ trên cơ sở các quy định của pháp luật. Do đó hòa giải cho thành cách thức và cũng là nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai quan trọng và hiệu quả nhất.
Thứ hai, nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai, nhằm mục đích ổn định chính trị cũng như kinh tế xã hội, gắn liền việc giải quyết tranh chấp đất đai với việc tổ chức lại sản xuất và bố trí lại cơ cấu sản xuất hàng hóa. Do ảnh hưởng tiêu cực của tranh chấp đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội nên việc giải quyết tranh chấp tại nhầm vào mục đích bình ổn các quan hệ xã hội. Chú ý bảo đảm quá trình sản xuất của người dân đồng thời tránh làm ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất chung.
Thứ ba, nguyên tắc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa. Tức là khi giải quyết tranh chấp đất đai phải chú ý và tuân thủ các nguyên tắc cũng như trình tự và thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật đã quy định. Phát hiện và giải quyết kịp thời các vi phạm pháp luật về đất đai cũng như tránh tình trạng để tranh chấp đất đai kéo dài làm ảnh hưởng tới tâm lý và lợi ích của quần chúng.
4. Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em, nội bộ gia đình:
Tranh chấp giữa những người ruột thịt trong gia đình với nhau, là một mối quan hệ đặc biệt, khác xa với những quan hệ xa lạ bên ngoài, vì thế trong quá trình giải quyết tranh chấp thì cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
– Cần quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực tình cảm cũng như mối quan hệ gắn bó của các thành viên trong gia đình sau quá trình giải quyết tranh chấp;
– Cần tìm hiểu cũng như tư vấn pháp lý để có thể đưa ra được giải pháp xử lý tranh chấp sao cho hiệu quả;
– Cần có thiện chí để tham gia giải quyết theo phương thức hòa giải thương lượng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Đất đai năm 2013;
–