Mục lục bài viết
1. Chứng cứ trong tranh chấp đất đai là gì?
Theo ghi nhận tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì chứng cứ trong vụ việc dân sự được hiểu là những gì có thật trên thực tế được các đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp cho Tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng. Những chứng cứ này có thể được Tòa án thu thập theo trình tự thủ tục do Bộ luật này quy định. Tất cả những chứng cứ được gửi đến hoặc do Tòa án thu thập được sẽ là căn cứ để xác định tình tiết khách quan của vụ án đồng thời cũng xác định yêu cầu hay sự phản đối của các đương sự là có căn cứ và hợp pháp. Không chỉ liên quan đến trong các tranh chấp đất đai, chứng cứ còn được sử dụng trong tất cả những vụ việc tranh chấp khác.
Với quy định trên chứng cứ để có tính thuyết phục thì phải đảm bảo ba các đặc điểm sau:
+ Thứ nhất, chứng cứ phải có tính khách quan: Tính khách quan ở đây được hiểu là những gì tồn tại trên thực tế không có sự cố ý điều chỉnh hoặc là phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của bất kỳ cá nhân nào;
+ Thứ hai, chứng cứ phải có tính liên quan: Khi đưa ra bất kỳ một chứng cứ nào thì những thông tin được chứa đựng trong chứng cứ phải có tính liên quan mật thiết và giúp sức cho việc chứng minh những cách để giải quyết tranh chấp;
+ Thứ ba, chứng cứ này phải có tính hợp pháp khi thực hiện việc thu thập kiểm tra đánh giá thì chứng cứ thu thực thật được phải đúng quy định của pháp luật.
Khi xảy ra những tranh chấp đất đai chứng cứ lại bắt buộc có ba đặc điểm cơ bản nêu trên. Nếu thiếu đi một trong ba điều đó thì chứng cứ sẽ không có giá trị chứng minh và không thể giải quyết tranh chấp đất đai một cách triệt để.
2. Các chứng cứ cần có và làm rõ trong vụ án tranh chấp đất đai:
2.1. Chứng cứ để xác minh về nguồn gốc quyền sử dụng đất?
Để giải quyết triệt để được vấn đề tranh chấp đất đai thì cần tìm hiểu rõ về nguồn gốc đất tranh chấp này xuất hiện từ đâu được hình thành khi nào? Bất kỳ những thông tin nào liên quan đến nguồn gốc của quyền sử dụng đất này đều được phải tìm hiểu kỹ càng để chứng minh được sử dụng đất này có đúng với quy định của pháp luật hay không? Rồi mới xác định thẩm quyền để đưa ra giải quyết tranh chấp.
Những chứng cứ có tác dụng trong việc chứng minh nguồn gốc đất có thể kể đến như:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay thông thường được gọi là sổ đỏ;
+ Trong một số trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì cần có những giấy tờ thay thế khác chứng minh sở hữu của một cá nhân tổ chức như giấy do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong một thời gian nhất định; Giấy tờ chứng minh việc giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất; Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đượ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận là đã sử dụng; Ngoài ra, một số giấy tờ khác như giấy tờ thanh lý hóa giá nhà ở gắn liền với đất; Giấy tờ về quyền sử dụng đất do Cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cung cấp..;
Tất cả những giấy tờ này đều có khả năng chứng minh được nguồn gốc đất và những cá nhân, tổ chức lưu ý lưu trữ và cung cấp các chứng cứ này để giúp sức trong quá trình giải quyết tranh chấp;
+ Khi tiến hành giao đất cho người dân hoặc cho thuê lại thì Ủy ban nhân dân xã sẽ lưu trữ sổ đăng ký ruộng đất hoặc bản đồ địa chính, sổ dã ngoại. Đây cũng là một căn cứ quan trọng để hỗ trợ giải quyết vụ việc này;
+ Tranh chấp đất mà có nguồn gốc thông qua việc để lại di sản của một người đã chết thì bản di chúc, văn bản tặng cho đất đai hoặc biên bản họp gia đình, dòng họ cũng có giá trị quan trọng;
+ Những biên bản hoặc bản án quyết định của Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.2. Chứng cứ về thực trạng quá trình sử dụng đất:
Một cá nhân hoặc tổ chức được nhà nước xem xét và công nhận quyền sở hữu khi đã thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước hoặc trong quá trình sử dụng ổn định lâu dài đã có hoạt động cải tạo xây dựng làm tăng giá trị quyền sử dụng đất;
Ngoài ra, việc xem xét thực trạng diễn biến quá trình sử dụng đất còn để nắm rõ hơn mục đích sử dụng đất so với thời điểm ban đầu có thay đổi gì không? Diện tích đất này có diễn ra bất kỳ việc chuyển nhượng, mua bán gộp quyền sử dụng đất hay không?
Những chứng cứ mà cá nhân, tổ chức có thể chứng minh diễn biến quá trình sử dụng đất như sau:
+ Về hồ sơ kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Khi thực hiện việc tặng cho hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ có những hợp đồng hoặc văn bản lưu trữ nội dung thỏa thuận này;
+ Đất được chuyển nhượng thông qua di chúc thì tài liệu về thừa kế quyền sử dụng đất cũng sẽ được đem ra làm chứng cứ;
+ Trong khoảng thời gian sử dụng đất được nhà nước cho thuê hoặc giao đất thì biên lai nộp thuế sử dụng đất sẽ được đưa ra sử dụng;
+ Các loại giấy phép xây dựng công trình;
+ Trên thực tế, khi xảy ra những vi phạm hành chính về việc sử dụng đất sẽ có những biên bản hoặc quyết định xử lý sai phạm;
+ Việc các cá nhân, hộ gia đình lân cận hoặc tổ trưởng tổ dân phố, công chức địa chính xã, phường đứng ra cho ý kiến và lời khai về hiện trạng sử dụng đất.
2.3. Chứng cứ về hiện trạng sử dụng đất:
Mục đích của việc đưa ra chứng cứ này để làm rõ hiện trạng sử dụng đất đang tranh chấp, để xác định rõ nhà hoặc đất này đang do cá nhân, tổ chức nào quản lý và trên thực tế đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa. Ngoài ra, các chứng cứ về hiện trạng sử dụng đất sẽ cung cấp diện tích, ranh giới, vị trí thực tế đất. Trên mảnh đất này đang có những loại tài sản nào xuất hiện và thuộc quyền quản lý, sử dụng của ai. Những chứng cứ để chứng minh hiện trạng sử dụng đất có thể kể đến các loại văn bản sau:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thời điểm diễn ra tranh chấp đất đai;
+ Số mục kê, bản đồ địa chính, trích lục bản đồ được lưu trữ tại ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Trước khi tiến hành khởi kiện ra Tòa án về tranh chấp đất đai thì phải tiến hành thủ tục hòa giải bắt buộc tại địa phương nên biên bản hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương cũng là một chứng cứ quan trọng;
+ Những giấy tờ ghi nhận kết quả định giá, thẩm định giá đất tranh chấp;
+ Có một số trường hợp các cá nhân, tổ chức lựa chọn ghi nhận hiện trạng nhà đất đang tranh chấp bằng hình thức vi bằng đây cũng là một hình thức hợp lệ để chứng minh hiện trạng sử dụng đất;
Ngoài ra, các cá nhân có thể tự chụp ảnh, băng ghi hình hiện trạng nhà đất;
Như vậy, các vụ án tranh chấp đất đai diễn ra rất nhiều những tình tiết phức tạp và khó khăn. Chính vì thế cần rất nhiều những nguồn chứng cứ khác nhau để có thể nắm rõ các nội dung cơ bản về diện tích đất, chủ thể, tư cách yêu cầu giải quyết tranh chấp và cùng với đó là nắm rõ được những chứng cứ, chứng minh được tính hợp pháp đưa ra giải quyết tranh chấp.
3. Các cách thu thập chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai:
3.1. Thu thập chứng cứ thông qua các đương sự:
Việc thu thập chứng cứ để chứng minh quyền lợi của mình trong tranh chấp đất đai là quyền của các đương sự. Theo quy định tại Điều 97 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền tự mình thu thập chứng cứ thông qua những hình thức sau:
+ Những tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc các thông điệp dữ liệu điện tử mà các bên có thể thu thập tài liệu được thì sẽ là trong những nguồn chứng cứ hỗ trợ giải quyết vụ án tranh chấp;
+ Thu thập vật chứng cũng là một yếu tố quan trọng;
+ Khi một vụ việc diễn ra có sự xác nhận của người làm chứng và người đó đồng ý đứng ra xác nhận các thông tin cơ bản thì là một điều thuận lợi đối với các đương sự;
+ Trong một số trường hợp các cá nhân, tổ chức không thể tự mình thu thập được tài liệu có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cho sao chép và cung cấp những tài liệu có liên quan để hỗ trợ giải quyết vụ việc mà cơ quan. tổ chức. cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
+ Để đảm bảo tính xác thực của người làm chứng thì các cá nhân đương sự có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
+ Tòa án cũng có thể là tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ hộ đương sự nếu đương sự không thể tự thu thập tài liệu chứng cứ;
+ Việc trưng cầu giám định, định giá tài sản được tiến hành bởi Tòa án khi các cá nhân yêu cầu tòa giải quyết vấn đề này;
+ Ngoài ra, đương sự trong các vụ án tranh chấp đất đai có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật, trong phạm vi được cho phép.
3.2. Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai:
Để phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án tranh chấp đất đai Tòa án là cơ quan có thẩm quyền tiến hành thu thập chứng cứ thông qua các hình thức được quy định tại Khoản 2 Điều 97 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015:
– Tòa án có quyền lấy lời khai từ các đương sự, người làm chứng với nhau và tổng hợp các thông tin chứng cứ này củng cố cho tài liệu sau này;
– Tại các phiên tòa luôn diễn ra những cuộc đối chất giữa các đương sự với nhau hoặc giữa đương sự với người làm chứng nên việc thu nhận các cuộc đối chất lời nói giữa các bên là một cách phổ biến để thu thập chứng cứ trong vụ án này;
+ Quá trình trưng cầu, giám định, định giá tài sản thì Tòa án sẽ đứng ra giải quyết và thu thập chứng cứ;
+ Không chỉ tự mình xác minh thu thập chứng cứ mà Tòa án có quyền ủy thác thu thập tài liệu chứng cứ cần được xác minh thêm;
+ Để hỗ trợ tốt cho quá trình giải quyết vụ án tranh chấp các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ những tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác có liên quan đến giải quyết vụ án dân sự thì Tòa án có quyền yêu cầu những bên này cung cấp những tài liệu trên;
+ Ngoài ra, các biện pháp khác theo quy định của bộ luật này cũng sẽ được Tòa án sử dụng vào trong vụ án giải quyết tranh chấp đất đai.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.