Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng hiện đại thì quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình ngày càng đề cao. Vậy trách nhiệm dân sự khi có hành vi xâm phạm đến bí mật đời tư nên sửa đổi những quy định nào?
Mục lục bài viết
1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
Các giải pháp hoàn thiện pháp luật đối với quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, có như vậy, việc điều chỉnh pháp luật để đảm bảo quyền riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mới thực sự có hiệu quả, nhất là trong đời sống hiện đại. Trong phạm vi bài viết này, tác giả xin đưa ra một số giải pháp đề hoàn thiện như sau:
Thứ nhất, cần phải khắc phục những điểm chưa thống nhất, đồng bộ trong nội dung và kỹ thuật lập pháp giữa các văn bản có liên quan về bảo vệ quyền bí mật đời tư như đã nêu trên.
Thứ hai, xây dựng các văn bản hướng dẫn rõ hơn về việc bồi thường thiệt hại (chế tài dân sự) đối với chủ thể có hành vi vi phạm theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể thông tin bị xâm hại quyền lợi có thể khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại.
Thứ ba, nghiên cứu tội phạm hóa đối với hành vi thu thập, sử dụng, khai thác, chuyển nhượng trái phép thông tin cá nhân gây hậu quả nghiêm trọng hoặc được thực hiện ở quy mô lớn, từ đó bổ sung các quy định về tội phạm hình sự có liên quan trọng Bộ luật Hình sự hiện hành.
Thứ tư, nghiên cứu xây dựng Luật Bảo vệ thông tin cá nhân, trên cơ sở kế thừa một số quy định về bảo vệ thông tin cá nhân trên nền tảng quy định pháp luật hiện nay, nhất là việc quy định đầy đủ hơn các nguyên tắc bảo vệ thông tin cá nhân, quy định về việc thu thập và xử lý thông tin cá nhân liên quan tới trẻ em, quy định rõ hơn trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình thu thập, lưu trữ, xử lý, khai thác, chuyển giao thông tin cá nhân cùng các biện pháp chế tài nghiêm khắc, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ thông tin cá nhân để xử lý nhiều bất cập trong thực tiễn để dần hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em, thể hiện trách nhiệm, nhận thức của Nhà nước trong quá trình hiện thực hóa các quyền của trẻ em căn bản, góp phần vào sự phát triển toàn diện của thế hệ tương lai của dân tộc.
Thứ năm, cần bổ sung khái niệm và phạm vi của quyền về bí mật cá nhân để có những chế tài phù hợp. Mặc dù pháp luật nước ta có nhiều quy định liên quan đến bí mật cá nhân song vẫn chưa có một văn bản nào đưa ra được một định nghĩa chính thức về quyền này. Trước hết, xét về mặt ngữ nghĩa thì “bí mật” còn được giải thích là “giữ kín, không để lộ ra, không công khai”. Như vậy, có thể hiểu cơ bản bí mật cá nhân là một quyền nhân thân gắn với cá nhân được cá nhân đó giữ kín, không muốn bộc lộ công khai và những thông tin, tư liệu này nếu được công khai sẽ gây bất lợi cho cá nhân đó. Tuy nhiên, những “thông tin”, những “tư liệu”… như thế nào mới được coi là bí mật cá nhân và cần được pháp luật bảo vệ. Như chúng ta đã biết, đời sống cá nhân là một phạm trù rộng bao gồm rất nhiều phương diện, nhiều khía cạnh. Do vậy, không thể coi tất cả các mặt liên quan đến cá nhân là bí mật cá nhân, việc xác định phạm vi của “bí mật cá nhân” có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn pháp luật hiện nay.
Thứ sáu cần sửa đổi, bổ sung các quy định về chế tài với những hành vi vi phạm. Hiện nay, chế tài xử phạt vi phạm quyền về sự riêng tư nói chung và quyền về bí mật cá nhân nói riêng tại Việt Nam là chưa tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, chưa đảm bảo tính răn đe. Vì vậy, Nhà nước cần sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan để quy định những hình thức chế tài nghiêm khắc hơn, nhất là quy định về chế tài bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, cần sửa đổi quy định của Bộ luật Dân sự điều chỉnh quyền về bí mật cá nhân. Hiện nay, “quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình” đang được sử dụng trong loại văn bản pháp luật. Tuy nhiên, quy định này vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, có ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng pháp luật để giải quyết các tranh chấp liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Để có cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, chính xác, khách quan và thống nhất trong việc áp dụng pháp luật để xác định, xử lý các hành vi xâm phạm cần phải sửa đổi điều luật này theo các hướng như sau: đưa ra một định nghĩa cụ thể, xác định rõ thế nào là bí mật cá nhân, bí mật gia đình? Đây sẽ là cơ sở để xác định một thông tin cụ thể có được coi là thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình hay không, là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền của cá nhân đối với bí mật cá nhân, bí mật gia đình khi quyền đó bị xâm phạm; Xác định giới hạn và nhận diện những thông tin nào thuộc vào phạm vi “bất khả xâm phạm” của bí mật cá nhân, bí mật gia đình? Đối với các hành vi bị cấm bổ sung thêm hành vi tiêu hủy, làm mất thông tin của cá nhân.
Thứ bảy, cần ban hành văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thi hành và bảo vệ quyền về bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Ban hành văn bản dưới luật hướng dẫn về quyền đối với bí mật cá nhân, bí mật gia đình là hết sức cần thiết, nhất là trong bối cảnh chúng ta xây dựng và ban hành
Thứ tám, cần có luật bảo vệ quyền về bí mật cá nhân. Bí mật cá nhân tuy được bảo vệ trong Bộ luật Hình sự và BLDS hiện hành nhưng chỉ được viện dẫn khi có “thiệt hại” của nạn nhân chứ chưa quy định một cách cụ thể, đầy đủ như ai là người có quyền thu thập thông tin cá nhân người khác, trình tự thu thập, lưu giữ, sử dụng, tiết lộ thông tin cá nhân như thế nào? Hơn nữa, theo quy định của Bộ luật Dân sự thì cũng thật khó xác định mức độ thiệt hại thực tế như thế nào trong trường hợp bí mật cá nhân bị xâm phạm. Đặc biệt, đó là sự thiếu vắng hành lang pháp lý để bảo vệ bí mật cá nhân không bị tiết lộ cũng như những chế tài (dân sự, hành chính và hình sự) áp dụng đối với ngay cả những trường hợp không có thiệt hại xảy ra nhằm bảo vệ quyền hợp pháp của công dân cũng như mang tính giáo dục chung.
Với cách tiếp cận các vấn đề đặt ra từ sự đòi hỏi khách quan thực tiễn cuộc sống, sự cần thiết có một đạo luật về bí mật đời tư dựa trên những nguyên tắc cốt lõi nhất định sẽ tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng, góp phần tích cực bảo vệ quyền về bí mật cá nhân, bí mật gia đình của các cá nhân trong cộng đồng.
Chín là cần xây dựng khuôn khổ pháp lý hoàn thiện về bảo hộ quyền được bảo vệ bí mật cá nhân, thông tin cá nhân, dữ liệu và quyền riêng tư cá nhân là rất cần thiết để vừa đảm bảo tôn trọng quyền công dân và góp phần cho nền kinh tế số được vận hành trên cơ sở dữ liệu trong thời đại hiện nay. Các quy định của pháp luật và chương trình của nhà nước cần xây dựng các giải pháp bảo vệ quyền bí mật cá nhân cho người dân. Bên cạnh đó cần có một khung chế tài cho phép người bị xâm phạm quyền bí mật cá nhân lên tiếng khiếu kiện khi có vi phạm quyền bí mật cá nhân của họ là điều cần thiết. Các tổ chức xã hội, các tổ chức phi lợi nhuận nên có vai trò tích cực đại diện cho người bị xâm phạm tham gia quá trình đó. Đồng thời, cần xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân của khách hàng (data) nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt các quy định pháp lý cụ thể về bảo vệ dữ liệu, bí mật cá nhân, đồng thời khắc phục được tình trạng quy định vừa trùng lặp vừa phân tán trong nhiều văn bản chuyên ngành. Hoàn thiện một bộ luật trong đó bao gồm các quy định về vấn đề bảo vệ dữ liệu, thông tin cá nhân và hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng chính sách bảo mật cũng như có những chế tài thật mạnh có sức răn đe cần thiết đối với tội phạm công nghệ cao hoặc xử phạt các doanh nghiệp làm rò rỉ thông tin người dùng, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người dùng.
Ngoài ra cũng cần có các văn bản pháp luật quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các đơn vị cung cấp dịch vụ như: nhà mạng, các tổ chức tín dụng, ngân hàng, tổ chức xã hội, đoàn thể hay bất kỳ cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào. Trong trường hợp các đối tượng này trong phạm vi hoạt động của mình vì bất kỳ lý do gì mà làm lộ bí mật về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào thì phải có chế tài xử lý phù hợp, nghiêm minh.
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
Một là: Bảo đảm nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy về bảo vệ quyền đối với cá nhân. Như đã phân tích, quyền đối với bí mật cá nhân là quyền con người cơ bản, có ý nghĩa quan trọng, được công nhận và bảo vệ. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã cải thiện đáng kể đời sống của con người, song cũng là mối nguy lớn về quyền bí mật cá nhân. Ở Việt Nam, quyền riêng tư được bảo vệ bởi Hiến pháp và nhiều luật chuyên ngành, song trong thực tế sự bảo vệ của Nhà nước với quyền này còn thiếu hiệu quả, những nỗ lực đã được thực hiện chưa tương xứng với tầm quan trọng của nó. Đặc biệt,
Hai là: Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để nâng cao ý thức xã hội và xây dựng văn hóa pháp lý về bảo vệ quyền đối với bí mật cá nhân; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực liên quan đến bảo vệ quyền đối với bí mật cá nhân; đề cao trách nhiệm và tăng cường phối hợp giữa cơ quan nhà nước, các chủ thể liên quan trong việc bảo vệ quyền đối với bí mật cá nhân.
Ba là, xây dựng một văn bản pháp luật riêng bảo vệ dữ liệu cá nhân. Như đã đề cập, trước bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, ở châu Âu đã có văn bản pháp luật chung của EU và nhiều nước trong khu vực đã ban hành văn bản pháp luật riêng bảo vệ quyền về sự riêng tư, đặc biệt là bảo vệ dữ liệu cá nhân. Hoa Kỳ cũng đang xây dựng những đạo luật liên bang riêng về vấn đề này. Trong khi đó, quy định về bảo vệ quyền về dữ liệu cá nhân ở Việt Nam hiện vẫn nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, dẫn đến tình trạng vừa chồng chéo, vừa thiếu thống nhất và khó khăn cho việc áp dụng pháp luật. Vì thế, Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng, ban hành một văn bản pháp luật riêng để bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó quy định đầy đủ các khái niệm, nguyên tắc, thể chế và thiết chế bảo vệ dữ liệu riêng tư của con người. Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng cần quy định rõ những giới hạn của quyền, những điều kiện và hạn chế đặt ra với việc khai thác, sử dụng, phổ biến dữ liệu cá nhân, quy định về cơ quan chuyên trách theo dõi, giám sát, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về quyền này trên thực tế.
Bốn là, sửa đổi, bổ sung các quy định về bảo mật thông tin/dữ liệu trong các luật chuyên ngành như Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng…Như đã đề cập, các quy định về vấn đề này trong pháp luật của châu Âu và Hoa Kỳ rất cụ thể và chặt chẽ, trong khi các văn bản pháp luật của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức quy định nguyên tắc chung nên hiệu quả áp dụng trong thực tế thấp. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung các quy định về vấn đề này là rất cần thiết.
Năm là, sửa đổi, bổ sung các quy định về chế tài với những hành vi vi phạm. Như đã phân tích, chế tài xử phạt vi phạm quyền về sự riêng tư nói chung và dữ liệu riêng tư nói riêng tại Việt Nam hiện quá thấp so với chế tài ở châu Âu và các quốc gia khác, chưa tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, chưa đảm bảo tính răn đe. Vì vậy, Nhà nước cần sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan để quy định những hình thức chế tài nghiêm khắc hơn, đặc biệt là về hành chính và dân sự, với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân vi phạm quyền về dữ liệu riêng tư.
Sáu là, bảo đảm nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền về sự riêng tư .Như đã phân tích ở các phần trên, quyền về sự riêng tư là quyền con người cơ bản, có ý nghĩa rất quan trọng,được công nhận và bảo vệ bởi luật nhân quyền quốc tế và pháp luật của hầu hết quốc gia. Sự phát triển của công nghệ đã cải thiện đáng kể đời sống của con người, song cũng là một nguy cơ lớn với quyền về sự riêng tư, do công nghệ có thể trở thành công cụ để nhiều chủ thể, trong đó có nhà nước, giám sát và can thiệp và đời sống riêng tư của con người. Ở Việt Nam, quyền riêng tư được bảo vệ bởi Hiến pháp và nhiều luật chuyên ngành, song trong thực tế sự bảo vệ của Nhà nước với quyền này còn thiếu hiệu quả, những nỗ lực đã được thực hiện chưa tương xứng với tầm quan trọng của nó. Đặc biệt, Luật An ninh mạng hiện còn có những lỗ hổng tiềm ẩn khả năng cơ quan nhà nước tuỳ tiện can thiệp vào đời tư thông qua việc thu thập dữ liệu riêng tư của cá nhân. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật để thúc đẩy và bảo vệ hiệu quả hơn quyền về sự riêng tư nói chung, quyền về dữ liệu cá nhân nói riêng theo đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã thành viên.