Trên cơ sở cụ thể hóa các phương hướng trên đây, các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam sẽ bao gồm.
Trên cơ sở cụ thể hóa các phương hướng trên đây, các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Việt Nam sẽ bao gồm:
• Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
– Tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn khác; – Hệ thống hóa pháp luật theo lĩnh vực thuế xuất khẩu, nhập khẩu; phân tích, so sánh đối chiếu với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, loại bỏ những văn bản đã hết hiệu lực, bãi bỏ các văn bản còn mâu thuẫn, chồng chéo; xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu.
• Thứ hai, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý điều hành công tác thuế xuất khẩu, nhập khẩu:
– Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ quản lý nhà nước, trình độ chuyên môn bằng cách: cập nhật kiến thức pháp luật, hiểu đúng và đầy đủ hệ thống các văn bản quy phạm có liên quan, nắm vững các thông lệ thương mại quốc tế…đặc biệt là cam kết của Việt Nam về thuế xuất nhập khẩu;
– Chú trọng khâu tuyển dụng đối với đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý, điều hành thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm mục đích thu hút được những cán bộ có trình độ chuyên môn, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt;
– Tập trung đầu tư hệ thống trang thiết bị, phương tiện làm việc đáp ứng được với nhu cầu giải quyết công việc, đảm bảo việc cập nhật thông tin, kiến thức, tin học hóa công tác quản lý nhà nước…
• Thứ ba, hoàn thiện hệ thống cơ quan nhà nước tham gia quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu:
– Giảm thiểu những biện pháp quản lý mang tính chất hành chính;
– Tổ chức kênh đối thoại về xây dựng thể chế giữa các Bộ quản lý chuyên ngành, các doanh nghiệp để ban hành các văn bản pháp luật phù hợp nhằm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp;
– Hình thành cơ quan đầu mối giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc nhận diện và áp dụng các biện pháp tự vệ trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu;
– Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan tham gia quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu khẩu nhằm mục đích giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.
• Thứ tư, nâng cao ý thức pháp luật cho doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Tăng cường thông tin cho doanh nghiệp về chính sách, pháp luật, đặc biệt trong các lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết quốc tế của Việt Nam.
– Tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu đi kèm với các biện pháp xử lý nghiêm khắc và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu.
Bảng chính sách thuế xuất nhập khẩu ban hành ở Việt Nam kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986)
STT
1 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch (29/12/1987)
2 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu ban hành ngày 26/12/1991, có hiệu lực từ ngày 1/3/1992
3 Luật sửa đổi, bổ sung một số diều của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 5/7/1993
4 Luật sửa đổi, bổ sung một số diều của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu được Quốc hội khóa X thông qua ngày 29/5/1998
5 Luật số 45/2005/QH11 có hiêu lực từ ngày 1/1/2006
Bạn có thể tham khảo một số bài viết dưới đây: