Thỏa ước lao động tập thể là một trong những văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Dưới đây là một số những giải pháp cao hiệu quả ký kết thoả ước lao động tập thể:
Mục lục bài viết
1. Quy định chung về thỏa ước lao động tập thể hiện nay.
Căn cứ Điều 75
Thỏa ước lao động tập thể gồm nhiều loại, cụ thể là:
– Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.
– Thỏa ước lao động tập thể ngành.
– Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
– Các thỏa ước lao động tập thể khác.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả ký kết thoả ước lao động tập thể:
Thỏa ước lao động tập thể là một sự tiến bộ xã hội, thừa nhận quyền của mọi người làm công hưởng lương, được thông qua người đại diện của mình là Công đoàn để xác định một cách tập thể những điều kiện lao động, đặc biệt là những điều kiện có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp
Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của việc ký kết thỏa ước lao động tập thể, cần có những giải pháp triệt để, dưới đây là một số giải pháp người sử dụng lao động và người lao động có thể tham khảo:
(1) Cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, người sử dụng lao động, người lao động về Thỏa ước lao động tập thể.
(2) Tiếp tục củng cố hệ thống tổ chức Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp Ngoài nhà nước.
(3) Thường xuyên động viên người lao động tích cực tham gia các hoạt động của công đoàn cơ sở nhằm mục đích phát huy hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn.
(4) Chủ động phối kết hợp giữa các cấp công đoàn với các ngành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lao động cũng như việc thực hiện thương lượng, ký kết và thực hiện Thỏa ước lao động tập thể ở các doanh nghiệp… nhằm đảm bảo có lợi hơn cho người lao động so với quy định của luật.
(5) Luôn luôn nâng cao vai trò, trách nhiệm của Công đoàn trong thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện Thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp.
(6) Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao chất lượng hoạt động của cán bộ công đoàn, rèn luyện kỹ năng đối thoại, thương lượng, đàm phán, ký kết Thỏa ước lao động tập thể.
(7) Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo nâng cao năng lực đối thoại, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể.
(8) Các doanh nghiệp nên phối kết hợp để xây dựng quy trình ngắn gọn, dễ hiểu, kèm biểu mẫu về tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể, đồng thời tập trung vào Thỏa ước lao động tập thể đang có để hưởng dẫn bổ sung và nâng cao lợi ích cho người lao động.
(9) Chú trọng nâng cao vai trò, trách nhiệm của công đoàn trong hoạt động thương lượng và ký kết, giám sát thực hiện Thỏa ước lao động tập thể.
3. Quy trình lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể hiện nay:
* Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp:
– Dự thảo thóa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán trước khi ký kết phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp.
– Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp: chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động trong doanh nghiệp đó tán thành.
* Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành:
– Thỏa ước này phải lấy ý kiến của toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp.
– Thỏa ước này chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
* Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp:
– Thỏa ước này lấy ý kiến của toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng.
– Thỏa ước lao động này chỉ được ký kết khi có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
Về thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể: những nội dung này sẽ do quyết định của tổ chức đại diện người lao động quyết định. Tuy nhiên sẽ không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng.
Lưu ý người sử dụng lao động sẽ không được phép gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.
Sau đó, thỏa ước lao động tập thể sẽ gửi cho mỗi bên ký kết; và gửi cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực và thời hạn như thế nào?
– Thời hạn của thỏa ước lao động tập thể: thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Các bên sẽ thỏa thuận, thống nhất thời hạn cụ thể của thỏa ước lao động tập thể ghi nhận trong thỏa thuận lao động tập thể.
– Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể: ngày được các bên thống nhất và ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể đó.
Nếu như trong thỏa ước lao động tập thể không có thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực tính từ ngày ký kết.
– Các bên phải tôn trọng thực hiện các điều khoản ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể.
– Giá trị của thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp: có hiệu lực áp dụng đối với người lao động và người sử dụng lao động.
– Giá trị của thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể của nhiều doanh nghiệp: có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.
Kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực, người sử dụng lao động, người lao động có nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực.
Nếu như quyền, nghĩa vụ của người lao động trong
Nếu những quy định của người sử dụng lao động chưa phù hợp, có mâu thuẫn với thỏa ước lao động tập thể: những quy định phải được sửa đổi để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể. Khoảng thời gian các quy định chưa sửa đổi thì phải thực hiện theo nội dung của thỏa ước lao động tập thể.
Nếu như một trong các bên có căn cứ cho rằng bên còn lại không thực hiện đầy đủ hoặc vi phạm các thỏa ước lao động tập thể: bên bị vi phạm có quyền bên vi phạm thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể và các bên có trách nhiệm cùng xem xét giải quyết. Trường hợp không giải quyết được mâu thuẫn, mỗi bên đểu có quyền yêu cầu được giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.