Hiện nay, thực trạng về việc uống rượu, bia của người dân Việt Nam ngày càng gia tăng gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm. Đây là vấn nạn đáng báo động đối với các cơ quan ban ngành Nhà nước. Trong đó hành vi ép rượu, ép người khác uống bia rượu sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Ép rượu, ép người khác uống bia rượu là hành vi vi phạm pháp luật:
Rượu, bia là một trong các chất kích thích nằm trong đối tượng pháp luật khuyến cáo không nên dùng vì nó gây ra hậu quả khôn lường nếu không kiểm soát được. Tác hại của rượu, bia thể hiện ở việc gây tác động đến sức khỏe con người, gia đình rồi đến toàn thể xã hội; gây mất trật tự an toàn giao thông, an ninh xã hội.
Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, sản xuất qua quá trình lên men từ hỗn hợp của nhiều loại nguyên liệu chủ yếu như tinh bột ngũ cốc, dịch đường của cây, các loại củ, hoa, quả; hoặc đồ uống pha chế từ cồn thực phẩm.
Bia là đồ uống có cồn, quy trình sản xuất qua quá trình len men của hỗn hợp nguyên liệu bao gồm mạch nha (malt), đại mạch, nấm men bia, hoa bia (hoa houblon), nước.
Theo quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác phòng, chống rượu bia, trong đó bao gồm hành vi người nào xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.
2. Ép rượu, ép người khác uống bia rượu sẽ bị xử lý như thế nào?
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, mức xử phạt được quy định như sau:
– Hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu bia: bị xử phạt mức tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
– Hành vi ép buộc người khác uống bia: xử phạt mức tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Như vậy, hành vi ép người khác uống rượu bia sẽ bị xử phạt cao nhất là 3 triệu đồng.
2.2. Chịu trách nhiệm dân sự:
Theo quy định tại Điều 596
Nếu người nào có hành vi cố ý dùng rượu bia hay các chất kích thích khác làm cho người khác rơi vào tình trạng mất khả năng nhận thức, không làm chủ được hành vi và nhận thức của mình, nếu sau đó có gây ra những hậu quả thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Ở đây, ta phải hiểu rõ hành vi “cố ý” được nhắc đến. Về nguyên tắc thông thường, khi một người uống rượu bia bị say gây ra tai nạn, hậu quả thì vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có và bồi thường thiệt hại về mặt dân sự. Bởi họ hoàn toàn có ý thức để cho phép bản thân mình uống say hoặc không say, rơi vào tình trạng say xỉn dẫn đến mất nhận thức là do chính bản thân cá nhân họ.
Còn trong trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 596 Bộ luật dân sự năm 2015 như trên, thì “cố ý” được hiểu là người khác mong muốn và dùng nhiều cách thức để ép buộc, dụ dỗ người đó uống rượu nhằm khiến họ mất kiểm soát và thực hiện hành vi gây thiệt hại theo ý muốn bản thân. Hành vi “cố ý” này phải mang tính chất cưỡng ép, khiến người bị ép buộc không còn cách nào khác ngoài việc uống rượu hoặc dùng chất kích thích. Một hành vi sẽ không được coi là “cố ý” nếu như bản chất hành vi đó không mang mục đích gây thiệt hại cho ai khác hay không có tính chất là hành vi đe dọa, cưỡng ép người khác làm theo.
Ví dụ: Trong một buổi liên hoan công ty, sức khỏe của anh A không được tốt nên đã không sử dụng rượu; nhưng anh B là đồng nghiệp của anh A luôn một mực ép anh A uống rượu bằng việc công kích nói anh A không tôn trọng anh em, nếu anh A không uống thì anh B sẽ khó khăn với anh A trong việc đánh giá năng lực làm việc bình xét cuối năm;… và ép anh A uống rượu dẫn đến say. Khi đi về, anh A điều khiển xe máy và có đâm vào anh C khi đang lưu thông ngược chiều với anh A, gây hậu quả anh C bị gãy tay phải nhập viện 7 ngày, xe máy của anh c bị hỏng.
Do đó, trong tình huống này, Anh B đang vi phạm hành vi ép người khác uống rượu bia gây ra hậu quả và đương nhiên, anh B sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính kèm theo chịu trách nhiệm bồi thường dân sự cho anh C bao gồm tiền thuốc men, chi phí viện phí của anh C và chi phí sửa xe cho anh C.
3. Các biện pháp trong việc phòng tránh tác hại của rượu, bia:
Ở Việt Nam, xu hướng sử dụng rượu, bia cũng như các loại đồ uống có cồn khác trong các dịp lễ Tết, thậm chí trong đời sống sinh hoạt hàng ngày,… đang ngày một gia tăng. Theo số liệu thông kê, Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai ở Đông Nam Á về việc tiêu thụ rượu, bia.
Sử dụng rượu, bia gây ra nhiều hệ lụy trước mắt và cả lâu dài. Thực tế có thể thấy, rượu bia gây ra hậu quả như con người xay xỉn không thể kiểm soát được khi tham gia giao thông dẫn đến tai nạn. Rất nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra cũng xuất phát từ việc xay xỉn mà không điều khiển được hành vi của mình. Tại Việt Nam, rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông ở nam giới độ tuổi 15-49.
Tiếp theo, hệ lụy lâu dài để lại ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rượu, bia là nguyên nhân gây ra bệnh của 30 mã bệnh, là nguyên nhân của nhiều bệnh, người nghiện rượu bia dễ bị tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe thể chất và tinh thần như gây ung thư (gan, khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, tuỵ, thận, đại – trực tràng, vú); bệnh tiêu hóa (tổn thương gan, xơ gan, viêm tụy cấp tính hoặc mạn tính); ảnh hưởng tới chất lượng giống nòi và phát triển bào thai; suy giảm miễn dịch; bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ); gây rối loạn tâm thần kinh (loạn thần, trầm cảm, rối loạn lo âu, giảm khả năng tư duy);…
Theo thống kê vào hàng năm liên quan đến sử dụng rượu, bia có khoảng 800 ca tử vong; khoảng gần 30% số vụ gây rối trật tự xã hội có liên quan đến sử dụng rượu, bia; tỷ lệ trẻ em Việt Nam chịu tác hại từ việc sử dụng rượu, bia của người khác thuộc nhóm 2 nước cao nhất.
Sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng ở mức báo động. Trong Luật phòng chống tác hại của rượu, bia nhà nước cần có những biện pháp để giảm thiểu tác hại của rượu, bia trong cộng đồng như sau:
– Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động các cá nhân, thành viên trong gia đình tham gia tuyên truyền cũng như thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về việc phòng, chống tác hại của rượu bia.
– Để đạt được hiệu quả trong công tác tuyên truyền thì các ban ngành nên triển khai những biện pháp tuyên truyền, hoạt động phòng, chống rượu bia cùng với các hoạt động văn nghệ, văn hóa, thể thao để người dân dễ nắm bắt và tiếp cận cũng như nâng cao tinh thần văn hóa – văn nghệ của địa phương.
– Rà soát nghiêm những cá nhân, tổ chức buôn bán sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm; đồng thời vận động người dân không được sử dụng những loại rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
– Ngoài ra, nếu đối tượng nào trong tình trạng say rượu, bia, người dân phát hiển ra sẽ phải phản ánh để nhằm cảnh báo, phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
– Trong các dịp như đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư, các ban ngành chính quyền địa phương vận động, khuyến khích đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư.
– Về phía người dân cần thường xuyên đến các cơ sở khám chữa bệnh địa phương để tiến hành sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe; người mắc bệnh, rối loạn chức năng do uống rượu, bia; người nghiện rượu, bia.
– Sau khi uống, không nên tham gia vào các hoạt động ngoài trời hoặc ở những nơi nguy hiểm, không an toàn vì dễ bị ngã, va chạm, chấn thương,…
– Trường hợp đặc biệt khi uống rượu, bia người dân tuyệt đối không được điều khiển phương tiện cơ giới, vận hành máy móc,…
– Với những đối tượng là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, người bệnh đang điều trị thuốc có phản ứng với cồn cũng nên khuyến nghị không được uống rượu, bia vì ảnh hưởng sức khỏe.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019.
– Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
– Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của