Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Luật Giao thông đường bộ

Uống rượu bia gây tai nạn có được chi trả bảo hiểm không?

  • 03/02/202303/02/2023
  • bởi Phạm Thị Ngọc Ánh
  • Phạm Thị Ngọc Ánh
    03/02/2023
    Luật Giao thông đường bộ
    0

    Khi tham gia giao thông, để đảm bảo an toàn giao thông người lái xe phải đáp ứng các điều kiện về tình trạng sức khỏe. Thực tế, tai nạn giao thông xảy ra rất nhiều mà một trong những nguyên nhân là do người lái xe uống rượu, bia khi lái xe. Vậy uống rượu bia gây tai nạn có được chi trả bảo hiểm không?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Lái xe uống rượu bia gây tai nạn có được chi trả bảo hiểm?
      • 2 2. Căn cứ để xác định trách nhiệm đền bù bảo hiểm đối với người uống rượu bia khi tham gia giao thông:
      • 3 3. Uống rượu bia mà gây tai nạn thì mức xử phạt như thế nào?
        • 3.1 3.1. Xử phạt vi phạm hành chính:
        • 3.2 3.2. Xử lý hình sự:

      1. Lái xe uống rượu bia gây tai nạn có được chi trả bảo hiểm?

      Hiện nay, theo quy định của Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 nghiêm cấm người điều khiển phương tiện ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, cụ thể: Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

      Nếu người điều khiển uống rượu, bia mà tham gia giao thông, cho dù chủ phương tiện giao thông đã tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây ra tai nạn cũng không được bảo hiểm chi trả bồi thường theo quy định của Điều 13 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

      Cụ thể, theo quy định của Điều 13 Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được loại trừ trách nhiệm, không phải bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp như sau:

      – Chủ xe cơ giới, người lái xe hoặc người bị thiệt hại có hành động cố ý gây thiệt hại;

      – Người lái xe gây tai nạn có hành vi cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Tuy nhiên đối với trường hợp người lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy nhưng người đó đã thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe Cơ giới thì không thuộc trường hợp bị loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;

      – Người lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ (có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản Lý Giấy phép lái xe) hoặc người lái xe chưa đủ độ tuổi hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy định pháp luật về giao thông đường bộ; hoặc sử dụng Giấy phép lái xe mà không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe đã bị chỉnh sửa, tẩy xóa hoặc sử dụng Giấy phép lái xe tại thời điểm xảy ra tai nạn mà đã hết hạn sử dụng hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không phù hợp đối với xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe. Trường hợp người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép lái xe thì nếu người lái xe tiếp tục tham gia giao thông được coi là không có Giấy phép lái xe;

      – Người lái xe gây ra thiệt hại với những hậu quả gián tiếp bao gồm: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại;

      – Người lái xe gây thiệt hại đối với tài sản mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và các chất kích thích bị cấm theo quy định của pháp luật;

      – Các thiệt hại xảy ra đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong khi xảy ra tai nạn;

      – Các thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: Vàng, bạc, đá quý, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, tranh ảnh quý hiếm, đồ cổ, hài cốt, thi hài;

      Xem thêm: Công thức tính nồng độ cồn? Cách xác định uống sau bao lâu thì được lái xe?

      – Các trường hợp khi xảy ra khủng bố, chiến tranh, động đất.

      Theo quy định trên thì trường hợp người điều khiển phương tiện giao như ô tô, xe máy, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông mà vi phạm nồng độ cồn gây ra tai nạn thì doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường. Mặc dù hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận dân sự giữa các bên, các bên được quyền tự do thỏa thuận những việc mà pháp luật không cấm. Thông thường, trong hợp đồng bảo hiểm mà hai bên giao kết sẽ có điều khoản về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm ràng buộc thêm như: Người lái xe trong tình trạng có nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở, trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích thích khác bị cấm theo quy định của pháp luật thì công ty bảo hiểm được loại trừ trách nhiệm. Căn cứ vào điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, nếu trong hợp đồng không có quy định loại trừ trách nhiệm thì căn cứ dựa trên quy định tại Khoản 5 Điều 13 Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường cho người lái xe gây tai nạn khi tham gia giao thông mà có nồng độ cồn.

      2. Căn cứ để xác định trách nhiệm đền bù bảo hiểm đối với người uống rượu bia khi tham gia giao thông:

      Đối với những thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản do lái xe điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, sử dụng ma túy và chất kích thích bị cấm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường bảo hiểm.

      Theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 15 Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp có trách nhiệm và có quyền đề nghị cơ quan công an cung cấp tài liệu vụ việc tai nạn giao thông. Theo đó, doanh nghiệp phải tự liên hệ cơ quan công an để yêu cầu cung cấp các tài liệu bao gồm: Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông.

      3. Uống rượu bia mà gây tai nạn thì mức xử phạt như thế nào?

      3.1. Xử phạt vi phạm hành chính:

      Khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà có nông độ cồn trong máu hoặc đường thở thì người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt phụ thuộc vào nồng độ cồn. Với những phương tiện được coi là nguồn nguy hiểm khác nhau thì mức phạt khác nhau. Hiện nay, mức phạt nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP và được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

      * Mức phạt nồng độ cồn đối với xe đạp:

      Nồng độ cồn Mức phạt Phạt bổ sung
      Người điều khiển phương tiền có nồng độ cồn mà chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. ( Căn cứ theo Điểm q Khoản 1 Điều 8)
      Nồng độ cồn trong máu của người điều khiên phương tiện vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc trong khí thở vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. (Dựa theo Điểm e Khoản 3 Điều 8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại Điểm K khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
      Người lái xe có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. ( Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 8)

      * Mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy:

      Nồng độ cồn Mức tiền Hình phạt bổ sung
      Người lái xe có nồng độ cồn mà chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều 6) Người lái xe bị tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)
      Người lái xe có nồng độ cồn mà vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều 6) Người lái xe bị tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)
      Người lái xe có nồng độ cồn mà vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Căn cứ theo quy định tại Điểm e Khoản 8 Điều 6) Người lái xe bị tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

      * Mức xử phạt nồng độ cồn đối với người lái xe ô tô:

      Xem thêm: Tham gia giao thông là gì? Các khái niệm cơ bản trong giao thông đường bộ?

      Nồng độ cồn Mức tiền Hình phạt bổ sung
      Người lái xe có nồng độ cồn mà chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Căn cứ theo quy Điểm c Khoản 6 Điều 5) Người lái xe bị tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)
      Người lái xe có nồng độ cồn mà chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 8 Điều 5) Người lái xe bị tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)
      Người lái có có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 10 Điều 5) Người lái xe bị tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)

      * Mức phạt nồng độ cồn đối với người sử dụng xe máy kéo, xe máy chuyên dùng:

      Nồng độ cồn

      Mức tiền Phạt bổ sung
      Người lái xe có nồng độ cồn mà chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. ( Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều 7) Người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. ( Theo Điểm d Khoản 10 Điều 7)
      Người lái xe có nồng độ cồn mà vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Căn cứ theo Điểm b Khoản 7 Điều 7) Người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi tham gia điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Quy định tại Điểm đ Khoản 10 Điều 7)
      Người lái xe có nồng độ cồn mà vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Căn cú tại Điểm a Khoản 9 Điều 7) Người lái xe bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Căn cứ theo Điểm e Khoản 10 Điều 7)

      3.2. Xử lý hình sự:

      Trường hợp người uống rượu, bia lái xe gây tai nạn, thiệt hại cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015.

      Lái xe mà có nồng độ còn là vi phạm quy tắc về an toàn giao thông đường bộ, người lái xe gây tai nạn trong trường hợp này có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Đặc biệt nếu người lái xe mà làm chết 03 người trở lên hoặc Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; hoặc Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên thì có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

      Trong trường hợp người lái xe mà có nồng độ cồn có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả như làm chết 03 người trở lên hoặc Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; hoặc Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên mà không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
      Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

      Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

      – Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;

      – Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;

      – Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP.

      Xem thêm: Uống rượu bia gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

        Xem thêm: Bài tuyên truyền và thu hoạch về tác hại của rượu, bia

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Tham gia giao thông

        Uống rượu bia khi tham gia giao thông


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Ép rượu, ép người khác uống bia rượu sẽ bị xử lý như thế nào?

        Hiện nay, thực trạng về việc uống rượu, bia của người dân Việt Nam ngày càng gia tăng gây ra những hậu quả vô cùng nguy hiểm. Đây là vấn nạn đáng báo động đối với các cơ quan ban ngành Nhà nước. Trong đó hành vi ép rượu, ép người khác uống bia rượu sẽ bị xử lý như thế nào?

        Không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn bị xử phạt như thế nào?

        Hiện này, có rất nhiều trường hợp lái xe khi tham gia giao thông khi bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng lại kiểm tra nồng độ cồn thì không hợp tác, bỏ chạy, thậm chí là bỏ lại phương tiện để không cho cảnh sát giao thông thổi được nồng độ cồn. Vậy không chấp hành kiểm tra nồng độ cồn có bị xử phạt không?Bị xử phạt như thế nào?

        Uống rượu bia gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

        Quy định pháp luật về việc uống rượu bia gây tai nạn giao thông? Dấu hiệu pháp lý tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ? Xử lý đối với hành vi uống rượu bia khi tham gia giao thông?

        Trách nhiệm của mọi người dân khi tham gia giao thông là gì?

        Lý do cần phải có trách nhiệm khi tham gia giao thông? Trách nhiệm của mọi người dân khi tham gia giao thông? Ý thức trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông?

        Bài tuyên truyền và thu hoạch về tác hại của rượu, bia

        Thực trạng về sử dụng rượu, bia? Tác hại của rượu, bia ? Một số đề xuất kiến nghị?

        Tác hại của rượu bia là gì? Ý nghĩa của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia?

        Tác hại của rượu bia là gì? Ý nghĩa của Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia?

        Tham gia giao thông là gì? Các khái niệm cơ bản trong giao thông đường bộ?

        Tham gia giao thông là gì? Các khái niệm cơ bản trong giao thông đường bộ?

        Công thức tính nồng độ cồn? Cách xác định uống sau bao lâu thì được lái xe?

        Công thức tính nồng độ cồn? Cách xác định uống sau bao lâu thì được lái xe? Luật sư hướng dẫn cách thức tính nồng độ cồn sau khi uống rượu bia theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP mới nhất.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ