Tiền bảo hiểm thất nghiệp hay còn được gọi là tiền trợ cấp thất nghiệp, đây là một trong 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp mà pháp luật quy định. Trợ cấp thất nghiệp nhằm hỗ trợ người lao động khi bị mất việc làm, học nghề và tìm việc làm mới trên cơ sở khoản trích tiền lương đã đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Vậy được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp bao nhiêu lần?
Mục lục bài viết
1. Được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp bao nhiêu lần?
Tiền bảo hiểm thất nghiệp hay còn được gọi là tiền trợ cấp thất nghiệp, đây là một trong 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp mà pháp luật quy định. Điều 45 Luật Việc làm 2013 quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, Điều này quy định về vấn đề thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian mà đã có đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi mà chính người lao động chấm dứt
– Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của chính người lao động sẽ không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho số lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp người lao động có chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật Việc làm.
– Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng số tiền trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.
Theo quy định trên, Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian mà đã có đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi mà chính người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà người lao động này chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của chính người lao động sẽ không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho số lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu.
Thêm nữa, tại khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng mà có đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó thì cứ đóng đủ thêm thời gian 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng pháp luật không quy định giới hạn số lần người lao động được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp, chỉ cần đáp ứng được các điều kiện để được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp và vẫn còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì vẫn sẽ được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp.
2. Cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp:
Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân số tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức của lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc là không được quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của
Như vậy, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng = 60% x bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Trong đó quy định về hời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được xác định theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
– Đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 – 36 tháng: sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp
– Sau đó, cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thêm 12 tháng: sẽ được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp
– Thời gian hưởng tối đa là bằng 12 tháng.
Ví dụ: anh Trần Bình đã làm việc tại công ty A được 03 năm, trước khi tham gia lao động tại công ty anh Bình chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Ngày 01/03/2023 anh Bình bắt đầu nghỉ việc tại công ty A và nộp hồ sơ để nhận hưởng trợ cấp thất nghiệp. Biết lương tháng đóng BHTN của anh Bình cho đến khi nghỉ việc là 5.500.000 đồng.
Theo cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp đã nêu trên thì mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của anh Bình được tính như sau:
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng = 60% x [(5.500.000 x 6) : 6] = 3.300.000 đồng.
Do anh Bình có 03 năm tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại công ty A nên anh Bình sẽ được nhận 03 tháng tiền trợ cấp thất nghiệp, mỗi tháng anh Bình được nhận 3.300.000 đồng.
3. Thời điểm được nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp:
Khoản 3 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày mà đã nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Thêm nữa, tại khoản 2 Điều 18 Văn bản hợp nhất 3922/VBHN-BLĐTBXH năm 2020 hợp nhất các Nghị định hướng dẫn thi hành một số các điều của Luật Việc làm quy định về chi trả trợ cấp thất nghiệp, Điều này quy định về chi trả trợ cấp thất nghiệp như sau:
– Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm là ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc là chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên chính là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.
Lưu ý về vấn đề đến nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp như sau:
– Trong 03 ngày làm việc được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu pháp luật quy định, nếu như người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc không có thực hiện ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định và không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do mà không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày mà người lao động hết hạn nhận quyết định theo phiếu hẹn trả kết quả, trung tâm dịch vụ việc làm trình lên cho Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định về việc hủy quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động theo mẫu pháp luật quy định.
– Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng như quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến để thực hiện nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi mà đang có hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu để được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với khoản tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để thực hiện tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi mà có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Việc làm 2013.
– Văn bản hợp nhất 3922/VBHN-BLĐTBXH năm 2020 do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành hợp nhất các Nghị định quy định chi tiết thi hành một số các điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: