Dùng tiền lẻ trả tiền qua trạm BOT có vi phạm pháp luật không? Tài xế dùng tiền lẻ trả tiền trạm BOT. Quy định về đồng tiền thanh toán qua trạm BOT.
Dùng tiền lẻ trả tiền qua trạm BOT có vi phạm pháp luật không? Tài xế dùng tiền lẻ trả tiền trạm BOT. Quy định về đồng tiền thanh toán qua trạm BOT.
Thứ nhất, các bạn biết gì về "BOT"?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/2015/NĐ-CP thì đây là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Đây là một hình thức đầu tư ở tầm vĩ mô và dài hạn. Sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hình thức đầu tư các công trình giao thông theo dạng BOT đang phát triển với tốc độ chóng mặt, BOT có mặt ở hầu khắp có tuyến đường huyết mạch trên cả nước: Quốc lộ 1A, các tuyển đường liên tỉnh,…. Vì những dự án giao thông BOT đều là vốn của nhà đầu tư nên khi chạy xe trên đường là các công trình giao thông BOT, người tham gia giao thông đều phải trả tiền. Và để thu tiền "lệ phí" của các phương tiện tham gia giao thông thì các chủ đầu tư sẽ xây những trạm thu phí – Cư dân vẫn gọi với cái tên "trạm thu phí BOT" hoặc "trạm BOT".
Trạm thu phí là những trạm chốt được lập nên tại các tuyến đường thuộc dự án của nhà đầu tư BOT với chức năng thu phí đường bộ của các phương tiện tham gia giao thông trên tuyến đường đó. Số tiền thu được từ người tham gia giao thông sẽ được dùng vào việc chi trả, bảo trì và nâng cấp các tuyến đường. Điều đó có nghĩa là người dân đang phải đóng tiền trên đầu phương tiện để giúp các nhà đầu tư kinh doanh các tuyến đường.
Thứ hai, sử dụng tiền lẻ trả tiền qua trạm BOT có vi phạm không?
Hiện nay, việc thu phí đối với các phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông qua các trạm BOT được quy định trong văn bản luật về:
– Đối tượng chịu phí
– Mức phí
Có nghĩa là xe nào phải chịu phí? Chịu phí là bao nhiêu? được Luật điều chỉnh và quy định rõ ràng. Còn câu chuyện rằng "tài xế sử dụng tiền lẻ để trả tiền trạm thu phí" thì Luật KHÔNG CẤM. "Không cấm" là thế nào? Công dân Việt Nam được phép thực hiện việc thanh toán các giao dịch bằng đồng tiền Việt Nam mà pháp luật cho phép.
Xét về mặt bản chất, việc trả phí tại Trạm BOT cũng là một giao dịch dân sự mà cụ thể trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong khi, Đồng (VNĐ) là đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Nó có ký hiệu là "đ", mã quốc tế theo ISO 4217 là "VND". Tiền giấy Việt Nam hiện nay được phát hành hiện nay với các mệnh giá: 200đ, 500đ, 1000đ, 2000đ, 5000đ, 10.000đ, 20.000đ, 50.000đ, 100.000đ, 200.000đ và 500.000đ. Và đương nhiên, những đồng tiền này vẫn còn giá trị lưu hành theo pháp luật hiện nay.
Vì thế, xét ở góc độ pháp lý, việc tài xế sử dụng tiền lẻ qua trạm thu phí là không phạm luật.
Còn trên góc độ giá trị kinh tế và tiện lợi, việc tài xế sử dụng tiền lẻ qua trạm thu phí có thể gây mất thời gian, ùn tắc giao thông thì đó là câu chuyện của việc "kiểm đếm tiền" của các nhân viên trạm thu phí. Luật không có bất kỳ một quy định nào về việc cấm "SỬ DỤNG TIỀN LẺ". Tiền lẻ thì cũng vẫn là tiền và vẫn có giá trị sử dụng và lưu hành theo đúng luật.
Thứ ba, mức thu phí tại các trạm BOT là bao nhiêu?
Mức thu phí tại các trạm BOT được quy định tại Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ bảo trì đường bộ. Thông tư này không áp dụng đối với xe máy chuyên dùng theo quy định tại khoản 20.
Đối tượng chịu phí bao gồm:
1. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm: xe ô tô, máy kéo; rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo (sau đây gọi chung là ô tô) và xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (sau đây gọi chung là mô tô) thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ.
2. Xe ô tô thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ quy định tại khoản 1 Điều này không chịu phí sử dụng đường bộ trong các trường hợp sau:
+ Bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai;
+ Bị tịch thu;
+ Bị tai nạn đến mức không thể tiếp tục lưu hành phải sửa chữa từ 30 ngày trở lên.
3. Các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều này nếu xe ô tô đó đã được nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện sẽ được trả lại số phí đã nộp (áp dụng cho xe ô tô bị hủy hoại, tịch thu không được tiếp tục lưu hành) hoặc được trừ vào số phí phải nộp của kỳ sau (áp dụng đối với xe ô tô vẫn tiếp tục được lưu hành sau khi được sửa chữa) tương ứng với thời gian không sử dụng đường bộ nếu có đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
4. Không áp dụng khoản 2 Điều này đối với xe ô tô của lực lượng quốc phòng, lực lượng công an và xe nước ngoài tạm nhập lưu hành tại Việt nam.