Hiện nay, hiện tượng mua bán tài khoản Game online trên mạng xã hội diễn ra vô cùng phổ biến, nhiều hội nhóm sử dụng mạng xã hội để trao đổi và mua bán các tài khoản chơi game với nhiều mức giá khác nhau. Vậy hành vi mua bán tài khoản game có bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật hay không?
Mục lục bài viết
1. Mua bán tài khoản game có vi phạm pháp luật không?
Trước hết, tài khoản đêm là tài khoản đăng nhập của người chơi khi chơi một trò chơi online nào đó. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì tài khoản đêm chưa được thừa nhận là tài sản. Tuy nhiên, hành vi mua bán tài khoản game online trên mạng xã hội diễn ra vô cùng phổ biến. Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 7 của Thông tư
Theo đó, hành vi mua bán tài khoản game là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Người nào thực hiện hành vi mua bán tài khoản game online trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt theo điều luật tương ứng. Căn cứ theo quy định tại Điều 106 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông (sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 15/2020/NĐ-CP và Nghị định 119/2020/NĐ-CP xử phạt VPHC lĩnh vực bưu chính, viễn thông và báo chí, xuất bản), có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về người chơi. Theo đó:
– Phạt cảnh cáo đối với các đối tượng có hành vi đăng ký không đúng thông tin cá nhân khi chơi các trò chơi điện tử G1;
– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không chấp hành đầy đủ quy định về quản lý do chơi game tại các địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi lợi dụng trò chơi điện tử để thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật, gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội và an ninh quốc gia;
+ Có hành vi mua bán các vật phẩm ảo hoặc các đơn vị ảo, mua bán điểm thưởng trái quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, hành vi mua bán tài khoản game hoàn toàn có thể bị xử phạt với mức phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức xử phạt này là mức xử phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trong trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ được xác định bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm theo Điều 4 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông (sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 15/2020/NĐ-CP và Nghị định 119/2020/NĐ-CP xử phạt VPHC lĩnh vực bưu chính, viễn thông và báo chí, xuất bản).
2. Những vật phẩm ảo trong game có được phép quy đổi ra tiền không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư
– Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử sẽ chỉ được phép tiến hành hoạt động khởi tạo các loại vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng nội dung và kịch bản mà doanh nghiệp đó đã báo cáo trong thành phần hồ sơ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp quyết định phê duyệt nội dung/phê duyệt kịch bản trò chơi điện tử và trong báo cáo định kỳ của doanh nghiệp đó;
– Người chơi sẽ được dùng điểm thưởng hoặc sử dụng các đơn vị ảo có trong tài khoản trò chơi điện tử của mình để đổi lấy các vật phẩm ảo do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử khởi tạo;
– Doanh nghiệp cung cấp các loại hình dịch vụ trò chơi điện tử cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý chặt chẽ vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng quy tắc của trò chơi đã được công bố và phù hợp với nội dung, phù hợp với kịch bản trò chơi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Các vật phẩm ảo, đơn vị ảo và điểm thường sẽ chỉ được phép sử dụng trong phạm vi của trò chơi điện tử đó phải sử dụng theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo và điểm thưởng sẽ không được xác định là tài sản, không có giá trị quy đổi thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch ngoài phạm vi trò chơi điện tử;
– Không được phép tiến hành hoạt động mua bán đối với các loại vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau.
Như vậy thì có thể nói, pháp luật hiện nay nghiêm cấm đối với hành vi quy đổi vật phẩm ảo, điểm thưởng thành tiền và các loại tài sản giao dịch khác viết ngoài phạm vi của trò chơi điện tử.
Nếu cá nhân nào có hành vi quy đổi sản phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng thành tiền hoặc thẻ thanh toán hoặc phiếu thưởng hoặc các loại hiện vật có giá trị khác giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử dưới bất kỳ hình thức nào thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng căn cứ theo quy định tại Điều 104 Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông (sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 15/2020/NĐ-CP và Nghị định 119/2020/NĐ-CP xử phạt VPHC lĩnh vực bưu chính, viễn thông và báo chí, xuất bản).
Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trong trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền sẽ được xác định bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức trong cùng một hành vi vi phạm.
3. Xử lý đối với hành vi lừa đảo mua tài khoản game online thế nào?
Theo như phân tích nêu trên, hành vi mua bán các loại sản phẩm ảo vào tài khoản game là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Nếu xảy ra tình huống bị lừa thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trước hết, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp không đủ điều kiện để cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi trộm tài sản, xâm phạm trái pháp luật và khu vực nhà ở, khu vực kho bãi hoặc địa điểm thuộc quyền quản lý của người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản;
– Công dân chiếm đoạt tài sản tuy nhiên không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác, hoặc đến thời điểm trả lại tài sản đó do vay, mượn, thuê tài sản hoặc nhận được tài sản thông qua hình thức hợp đồng mặc dù có đầy đủ điều kiện và đầy đủ khả năng để hoàn trả nhưng cố tình không trả;
– Không trả lại tài sản cho người khác xuất phát từ hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác thông qua hình thức hợp đồng tuy nhiên sử dụng tài sản đó vào mục đích trái quy định của pháp luật dẫn đến hiện tượng không có đủ khả năng để trả lại tài sản;
– Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, cơ quan tổ chức và doanh nghiệp.
Theo đó, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm hành chính. Trong trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ được xác định gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Bên cạnh đó, trong trường hợp đủ điều kiện để cấu thành tội phạm thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm tới khách thể do Bộ luật hình sự bảo vệ. Khung hình phạt thấp nhất là cải tạo không gian giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Không hình phạt cao nhất là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 24/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng;
– Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông;
– Nghị định 14/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 15/2020/NĐ-CP và Nghị định 119/2020/NĐ-CP xử phạt VPHC lĩnh vực bưu chính, viễn thông và báo chí, xuất bản;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
THAM KHẢO THÊM: